Thứ 6, 13-10-2017 , 03:52:00 PM

Đầu năm 2017, Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu khảo sát 60 nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. 

Kết quả: Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp cao nhất nhưng cũng là một trong 20 nền kinh tế mà ý tưởng khởi nghiệp trở thành hiện thực… thấp nhất.

Nhiều chuyên gia cho rằng khả năng tồn tại và sự linh hoạt của người Việt Nam là rất lớn, đến nỗi một công chức của Singapore nếu mất việc thì không biết làm gì trong khi công chức Việt Nam nếu mất việc vẫn có thể xoay xở kiếm tiền.

Nhưng điều gì khiến năng lượng khởi nghiệp của người Việt Nam lại khó trở thành hiện thực đến vậy? Câu trả lời từ những cải cách gần đây là khá rõ ràng.

Một thống kê gần đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chỉ tính riêng các quy định kiểm tra chuyên ngành đã “ngốn” mất của doanh nghiệp (DN) Việt Nam 23 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng/năm. Dù Chính phủ đã yêu cầu giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành từ 35% xuống thấp hơn nhưng hình như điều này vẫn đang gặp cản trở. Chi phí ngầm do thái độ và cung cách không phù hợp của cán bộ, công chức thừa hành vẫn hiển hiện trong những báo cáo của các tổ chức có uy tín tại Việt Nam.

Tạm không nói đến các chi phí ngầm, ngay cả những chi phí chính thức do DN phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh hợp pháp cũng đã rất lớn. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu ước tính: Với 16 điều kiện kinh doanh như tập huấn lái xe, mua sóng, làm phù hiệu, sắm bộ đàm… thì các hãng taxi phải tốn khoản chi phí lên tới 20%-30%. Taxi thua Uber, Grab cũng là vì vậy.

Nhưng dù vậy, cộng đồng kinh doanh Việt Nam vẫn ngày ngày vượt gian khó, gập ghềnh để tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng, thịnh vượng. Các DN ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận chính đáng vẫn miệt mài cải cách chính mình và kiến nghị Chính phủ tháo gỡ những khó khăn đến từ những điều phi lý.

Ở một góc độ khác, năm 2016 Chính phủ thực hiện cắt giảm một loạt điều kiện kinh doanh vô lý, dù chưa triệt để, đồng thời giảm bớt danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Lập tức có hơn 110.000 DN mới được thành lập. Hiệu ứng đó chắc còn kéo dài cho tới hôm nay khi chỉ mới chín tháng từ đầu năm 2017, lượng DN thành lập mới và quay lại hoạt động đã lên tới hơn 115.000.

Nói thế để thấy rằng dù có kêu gọi DN chủ động, sáng tạo… bao nhiêu đi chăng nữa, nếu không có một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng thì doanh nhân rất khó thực hiện được sứ mạng của mình.

Môi trường kinh doanh tốt lành có lẽ vì vậy là điều doanh nhân Việt cần nhất.

Tác giả CHÂN LUẬN (Báo Pháp luật TPHCM)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê