Quyết định 88
Thứ 7, 15-10-2011 , 03:28:00 PM
Chỉ mục bài viết |
Trang 1 trong tổng số 2 trang.
Những vấn đề nảy sinh khi thực hiên Quyết định 88/2009/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành Quy chế về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
Quyết định 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18/06/2009 ban hành Quy chế về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đã “nâng cấp” và “làm mới” các quy định tại Quyết định 36/2003/QĐ-TTg . Tuy nhiên, thực tế cho thấy, văn bản này vẫn chứa đựng nhiều vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn.
Thủ tục: chưa rõ
Quyết định 88 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm thay thế Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg, một văn bản ra đời cách nay sáu năm vốn đã lạc hậu và đang gây không ít trỏ ngại cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo quy định tại Quy chế này, nhiều hình thức mới của việc mua cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa ra, ví dụ như quy định về mua, góp vốn đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh... nhưng điều mà các nhà đầu tư mong chờ nhất là vấn đề mức góp vốn, mua cổ phần và thủ tục thực hiện như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng, cụ thể, thậm chí còn “rối như canh hẹ”.
Quyết định 88 có vẻ thoáng hơn với việc bãi bỏ tỷ lệ 30% mà nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế theo Quyết định 36 khi góp vốn, mua cổ phần. Cụ thể là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế, trừ một số trường hợp ngoại lệ (công ty đại chúng; doanh nghiệp đặc thù theo luật chuyên ngành; doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ theo các điều ước quốc tế, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi...).
Thực chất, để “dọn đường” cho Quyết định 88 các quy định nói trên về cơ bản đã được quy định cụ thể tại Điều 10 của Nghị định 139/2007/NĐ-CP (về việc hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp) do Chính phủ ban hành năm 2007. Việc quy định tại Nghị định 139/2007/NĐ-CP các nội dung trên về mặt bản chất là việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam khi tham gia tổ chức Thương mại quốc tế(WTO). Tuy nhiên, bản thân nội dung và cách thức để thực thi điều khoản này của Nghị định 139 lại đang rối mù.
Chẳng hạn: theo Luật Kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần trong các công ty kinh doanh bất động sản, nghĩa là họ được quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế.
Thế nhưng, trên thực tế thủ tục mua bán cổ phần, phần vốn góp tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư không đơn giản chút nào và thường được các “Quý sở” trả lời với bốn “phương án” như sau:
a) Chờ hướng dẫn thực thi cam kết với WTO, mà các hướng dẫn này thì không rõ cơ quan nào có thẩm quyền;
b) Chỉ cho tới mức 30% (Các Sở KH&ĐT căn cứ theo Quyết định 36, trong khi đó Nghị định 139 cho phép không hạn chế);
c) Cho phép đến 49% nhưng lại không lý giải tại sao chỉ đến 49%;
d) Đồng ý với tỷ lệ trên 49% nhưng phải chờ xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với các trường hợp ngoại lệ các quy định còn lung tung gấp bội. Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề này, Biểu cam kết thương mại dịch vụ với WTO chỉ quy định ngắn gọn trong một điều khoản: một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ (trừ ngân hàng thương mại cổ phần và các ngành không cam kết).
Câu hỏi đặt ra là với cách quy định như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được mua 100% hay chỉ với một tỷ lệ nào đó từ 100% trở xuống? Câu hỏi này chưa có lời giải đáp rõ ràng từ các cơ quan có liên quan thậm chí là ở cấp Chính phủ.Với lý do như vậy, nhiều hồ sơ mua cổ phần đã bị từ chối hoặc phải nằm chờ “ngâm cứu”, thậm chí có thể kéo dài cả năm trời mà vẫn không có kết quả.
Luật sư Hoàng Ngọc Bính
CÁC TIN LIÊN QUAN
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê