Thứ năm, 24-03-2022 , 01:53:00 PM

Rất nhiều trường hợp, ngân hàng “chầy chật” đòi nợ do các chủ doanh nghiệp không có mặt tại nơi cư trú.

Mới đây, TAND huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) xét xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng VPBank và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Diễm Đô. Ngân hàng theo đuổi vụ kiện này trong nhiều năm nay.

Theo hồ sơ, năm 2017, Công ty Diễm Đô vay ngân hàng hơn 442 triệu đồng nhằm bổ sung vốn kinh doanh suất ăn công nghiệp. Khoản vay này được bảo lãnh bằng tài sản cá nhân của ông Hồ Thanh H. (đại diện pháp luật Công ty Diễm Đô).

Trong quá trình vay vốn, Công ty Diễm Đô vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng nhiều lần làm việc với công ty để yêu cầu hoàn trả nợ vay, tuy nhiên công ty cố tình kéo dài thời gian nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Năm 2019, ngân hàng có đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc Công ty Diễm Đô phải trả nợ gốc và lãi là gần 960 triệu đồng.

Vào ngày 27/5/2020, TAND huyện Bàu Bàng có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 192 và điểm g, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó, tại biên bản xác minh ngày 6/9/2019 của TAND huyện Bàu Bàng, UBND thị trấn Lai Uyên xác nhận, trên địa bàn thị trấn huyện Lai Uyên không có trụ sở Công ty Diễm Đô.

Đặc biệt, theo giấy đăng ký kinh doanh, Công ty Diễm Đô có địa chỉ chính tại lô B3A, đường CN, khu công nghiệp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, Bình Dương. Tuy nhiên, qua xác minh, trên thị trấn Lai Uyên cũng không có đường CN.

Ngoài ra, tòa án còn xác minh tại Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty Diễm Đô không có chứng cứ về địa chỉ công ty (như giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, địa điểm trụ sở). Tòa án yêu cầu ngân hàng cung cấp địa chỉ bị đơn nhưng ngân hàng không cung cấp được. Do đó, tòa án đã đình chỉ yêu cầu khởi kiện.

Sau đó, ngân hàng kháng cáo quyết định trên. Cấp phúc thẩm là TAND tỉnh Bình Dương đã chấp nhận kháng cáo của ngân hàng, hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Đầu năm 2022, tòa sơ thẩm đã xét xử lại vụ việc trên.

Lần xét xử thứ 2, tòa án gửi công văn đến Phòng đăng ký Kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đề nghị cung cấp thông tin Công ty Diễm Đô.

Đơn vị này cho biết, đến nay chưa nhận hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ chia tách, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp trên.

Trước đó, ngày 28/10/2021, TAND huyện Bàu Bàng xác minh tại Công an thị trấn Lai Uyên thì ông Hồ Thanh H. (đại diện pháp luật công ty) không đăng ký thường trú, tạm trú tại địa chỉ công ty.

Về phía Công ty Diễm Đô và ông Hồ Thanh H. được tòa án triệu tập nhiều lần nhưng luôn vắng mặt không có lý do.

Vì lý do trên, tòa sơ thẩm xét xử vắng mặt bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án xác định Công ty Diễm Đô vi phạm nghĩa vụ trả nợ từ tháng 2/2018 đến nay nên buộc Công ty phải trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng gần 960 triệu đồng.

Doanh nghiệp dừng hoạt động, tài sản "bốc hơi"

Tương tự, trong vụ việc khác tại Hà Nội, tòa án cũng không xác minh được thông tin về chủ doanh nghiệp, nhưng do doanh nghiệp thế chấp bằng tài sản bảo đảm của bên thứ ba nên ngân hàng vẫn còn chỗ “bám víu”.

Theo hồ sơ, năm 2012, Công ty TNHH Nhật Thắng vay vốn Ngân hàng MB số tiền 2,5 tỷ đồng. Công ty thế chấp quyền sử dụng đất thửa đất số 17 tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đứng tên vợ chồng ông Phạm Văn V. và hàng tồn kho luân chuyển gồm các mặt hàng thành phẩm từ cói, tre, mây đan…

Do công ty vi phạm nghĩa vụ nợ nên ngân hàng khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, bị đơn không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký. Qua xác minh, chủ doanh nghiệp là ông Đỗ Mạnh T. cũng chuyển đi, không rõ địa chỉ.

Tòa án phải đăng tin tìm kiếm nhưng không rõ tung tích ông T. Đặc biệt, tòa án xác minh thành viên góp vốn thứ 2 nhưng cũng bất thành.

Còn về tài sản thế chấp là hàng tồn kho có trị giá 2 tỷ đồng cũng không còn vì sau khi công ty dừng hoạt động đã bán hết tài sản. Cuối cùng, ngân hàng làm việc với bên thứ ba và thu hồi được 1,5 tỷ đồng.

Theo quyết định của tòa án, Công ty Nhật Thắng phải thanh toán nợ gốc và hạn cho ngân hàng là hơn 6,2 tỷ đồng.
 


Theo các chuyên gia pháp lý, có nhiều vụ việc ngân hàng biết khó đòi lại nợ do chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải khởi kiện ra tòa án để có căn cứ xử lý tài sản đảm bảo.
 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê