Thứ năm, 21-03-2013 , 04:52:00 PM

Ngày 18/3 vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã dưa ra phán quyết về việc ap dụng thuế chống phá giá đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam. Theo đó, cơ quan này  nâng mức thuế đối với các sản phẩm cá tra Việt Nam với mức thuế gia tăng rất cao. Ngành cá tra nói chung và người nuôi cá tra nói giêng đang đúng trước những thử thach rất nghiệt ngã. Theo đại diện của VASEP, cách duy nhất để tồn tại là phát đơn kiện quyết định của DOC.
Theo số liệu có được từ Bộ Công thương, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2012 đạt 1,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt hơn 358 triệu USD, chiếm khoảng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Cũng theo tính toán của Bộ Công thương thì Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra và cá basa lớn thứ hai của nước ta.
Trước khi DOC ra phán quyết mới nhất này,  các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ được hưởng thuế suất khá hợp lý. Với mức thuế đó và để  bán được nhiều hàng hơn, các doanh nghiệp cùng nhau hạ giá thành sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuống còn khoảng 2,35 – 2,4 USD/kg (FOB) loại 1. Điều này làm cho diện tích nuôi cá tra của các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ giảm mạnh, từ khoảng 67.000 ha mặt nước xuống còn hơn 33.000 ha. Để giữ thị phần trong nước, các nhà nuôi cá đã tác động mạnh lên DOC thông qua các vụ kiện chống bán phá giá.
Nhiều năm nay, các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ đã tìm cách ngăn cản các DN Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, bằng cách  gây sức ép đối với các cơ quan chức năng để xếp cá tra, cá ba sa của Việt Nam không phải là cá da trơn.
Theo Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tổng số 17 doanh nghiệp  thủy sản của nước ta chịu thuế suất chống bán phá rất cao, 0,19- 3,87 USD/kg, hầu hết các DN đều sốc. Công ty Docifish chịu thuế cao nhất 3,87 USD/kg; các DN chịu thuế dao động từ 0,77- 1,81 USD/kg; Công ty chịu mức thuế thấp nhất là  Công ty Vĩnh Hoàn  với mức 0,19 USD/kg.
Ông Nguyễn Văn Phấn, Tổng giám đốc Cty CP chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) cho rằng: Đây là phán quyết vô cùng bất lợi cho DN thủy sản nói riêng và ngành cá tra nước ta nói chung. Bởi mức thuế chống bán phá giá được áp cao thì DN không có lời và có thể buộc phải bỏ thị trường này. Ông Nguyễn Văn Đạo -Tổng giám đốc Cty Gò Đàng cũng cho rằng:  mức thuế mà DOC áp cho Gò Đàng 1,81 USD/kg là quá cao. Nếu mức thuế không thay đổi thì Gò Đàng chính thức rút lui khỏi thị trường Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc DOC thay đổi trong việc chọn nước thứ ba (Indonesia thay vì Bangladesh) làm cơ sở để tính thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam là không hợp lý. Bởi sản lượng nuôi cá tra ở Indonesia không nhiều, chi phí giá thành của Indonesia khá cao. Trong khi người nuôi cá tra ở Việt Nam có tay nghề cao, nhà máy chế biến được đầu tư công nghệ hiện đại và không ngừng phát triển.


Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, người nuôi cá  tra ở miền Tây Nam bộ cũng đứng ngồi không yên trước nỗi lo ngừng sản xuất hàng loạt. Tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, giá cá tra hiện giao động từ 21.000- 22.000 đồng/kg, người nuôi lỗ vốn từ 2.000- 3.000 đồng/kg. “Khi đầu ra của con cá tra bị nghẽn thì việc sản xuất càng bết bát hơn”, ông Trần Quốc Thà, nông dân chuyên nuôi cá tra ở TP.Cần Thơ than thở.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên (xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang) cho biết trước đây gia đình ông có 10ha nuôi cá tra nay chỉ còn 1ha, người nuôi cá tra quanh vùng đã giảm rất mạnh do “càng nuôi càng lỗ”. Huyện Châu Phú tỉnh An Giang xưa là “vựa’ cá tra nay chỉ còn 5 xã nuôi và diện tích cũng giảm dần. Nghề nuôi cá tra đã không sinh lợi, nay bán qua thị trường Mỹ phải chịu giá cao ngất ngưởng  khiến nhiều nông dân càng thêm thất vọng và âu lo.
Vấn đề hiện nay là Nhà nước phải làm sao cho người nuôi ổn định tâm lý. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp để cứu người nuôi như cho vay vốn ưu đãi, tìm thị trường tiêu thụ mới…”, ông Hải đề xuất.

Ngày 20-3, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) họp riêng với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa liên quan đến vụ kiện chống bán phá giá cá tra lần thứ 8 (POR8) tại TP.HCM.Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chính thức phản đối quyết định này của DOC.
Đại diện VASEP cũng cho biết, VASEP cùng với các DN cá tra Việt Nam chuẩn bị khởi kiện DOC lên Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ (CIT). Bởi phán quyết DOC đưa ra hôm 14/3 là phán quyết cuối cùng, Việt Nam chỉ có hai cách để thay đổi kết quả là xem lại các sai số trong tính toán số liệu mà DOC sử dụng và kiện DOC lên CIT.

Luật Á Đông tổng hợp

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê