Thứ 4, 23-08-2017 , 03:05:00 AM

Tòa tuyên buộc công ty bảo hiểm phải bồi thường hơn 2 tỉ đồng trong một vụ tai nạn giao thông.

Ngày 26-3-2015, Công ty Đầu tư xây dựng kinh doanh dịch vụ A. tham gia một hợp đồng bảo hiểm ba bên gồm công ty là người được bảo hiểm, Công ty Bảo hiểm P. là người bảo hiểm và một ngân hàng là người thụ hưởng. Hợp đồng có hiệu lực một năm, đối tượng bảo hiểm là một xe đầu kéo hiệu Daewoo.

Khoảng 1 giờ ngày 13-8-2015, xe đầu kéo xảy ra tai nạn giao thông làm tài xế K. tử vong, xe đầu kéo bị hư hỏng đến 80%, không còn giá trị sử dụng.

Sau tai nạn, phía bảo hiểm từ chối bồi thường nên Công ty A. khởi kiện, yêu cầu công ty bảo hiểm phải thanh toán 1,7 tỉ đồng cùng tiền lãi phát sinh từ ngày xảy ra tai nạn đến ngày xét xử sơ thẩm, tổng cộng hơn 2 tỉ đồng.

Phía bị đơn là Công ty Bảo hiểm P. cho rằng nguyên đơn đã vi phạm điều khoản từ chối bảo hiểm là tài xế sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) không hợp lệ. Chứng cứ là biên bản hiện trường tai nạn có một GPLX của tài xế K. do Sở GTVT TP.HCM cấp. Kết quả xác minh thì Sở cho biết không quản lý GPLX này.

Sau đó, Công ty A. có cung cấp cho CSGT một GPLX khác của ông K. do Sở GTVT tỉnh Nghệ An cấp. Tuy nhiên, giấy này được cấp lại sau ngày xảy ra tai nạn là không phù hợp.

Xử sơ thẩm vào tháng 4-2017, TAND quận Bình Thạnh, TP.HCM nhận định: Trước ngày xảy ra tai nạn, tài xế K. đã có GPLX do Sở GTVT tỉnh Nghệ An cấp nhưng bị thất lạc. Ngày 25-6-2015, tài xế K. đã có đơn đề nghị cấp lại nên GPLX mới của tài xế K. được cấp lại sau ngày xảy ra tai nạn là hợp lệ.

Cạnh đó, hồ sơ vụ án còn có các chứng cứ như GPLX của tài xế K. có trên trang thông tin của Bộ GTVT; hồ sơ học, sát hạch lái xe, đổi, cấp GPLX của tài xế K. Từ đó có đủ cơ sở chứng minh tài xế K. có GPLX hợp lệ.

Theo HĐXX, cách hiểu của bị đơn là không phù hợp vì khi điều khiển xe không nhất thiết phải mang theo GPLX trong người. Khi sự việc xảy ra, cần chứng minh thì đương sự có thể chứng minh, xuất trình sau.

Từ đó tòa quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Phía bị đơn kháng cáo.

Ngày 16-8 vừa qua, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng cáo của bị đơn. Theo HĐXX, phía công ty bảo hiểm căn cứ vào biên bản hiện trường của CSGT có một GPLX của tài xế K. không hợp lệ để từ chối bồi thường là không có cơ sở. Vì giấy này là do CSGT thu thập được tại hiện trường tai nạn, không phải do tài xế xuất trình. Sau tai nạn, Công ty A. đã xuất trình được GPLX hợp lệ của tài xế K. thì phía bảo hiểm có nghĩa vụ phải bồi thường. 

Tác giả LỆ TRINH (theo báo PLPLO)
______________________

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê