Thứ 6, 12-01-2018 , 10:08:00 AM

Khi cho vay, phía Ngân hàng BIDV đã vi phạm trong hoạt động cho vay tuy nhiên không bị thiệt hại. Tòa và VKS đang truy trách nhiệm lãnh đạo BIDV.

Chiều  ngày 12 tháng 1, Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ trách nhiệm của nhiều cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong việc cho VNCB vay 4.700 tỉ đồng.

Có vi phạm nhưng không thiệt hại

Tại phiên tòa, rất nhiều cán bộ và những người liên quan tại BIDV được tòa triệu tập nhưng vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết sẽ ký giấy triệu tập lần 3, nếu vẫn không có mặt sẽ áp dụng biện pháp nghiêm khắc hơn.

Trong nội dung này, tòa chỉ mới thẩm vấn được ông Trần Hoài Lâm (cán bộ BIDV thuộc nhóm phụ trách hỗ trợ chi nhánh tại TP HCM) và bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban Pháp chế của BIDV được ngân hàng này ủy quyền đến tham dự phiên tòa).
 

Đại án Trầm Bê: Truy trách nhiệm lãnh đạo BIDV cho vay 4.700 tỉ - Ảnh 1.

Tòa đang truy trách nhiệm lãnh đạo BIDV

Ông Lâm xác nhận các doanh nghiệp do VNCB giới thiệu đến đều có địa chỉ đăng ký tại TP HCM nên cấp trên giao cho ông đề xuất chủ trương cấp tín dụng cho 12 công ty vay tiền. Việc này do lãnh đạo Ban Khách hàng doanh nghiệp BIDV chỉ đạo, sau đó ông Lâm đề xuất cấp tín dụng cho 12 công ty này. Trên cơ sở BIDV và VNCB tham gia vào chuỗi liên kết 4 nhà mua bán vật liệu xây dựng và sản phẩm cho vay phù hợp với quy định BIDV; thời gian ngắn nên cấp gói tín dụng cho vay. Việc cho vay này phù hợp với quy định của BIDV.
 

Đại án Trầm Bê: Truy trách nhiệm lãnh đạo BIDV cho vay 4.700 tỉ - Ảnh 2.

Ông Phan Thành Mai trình bày khoản vay 4.700 tỉ đồng từ BIDV

Ngân hàng Nhà nước có quy chế cho vay 1627, quy định cho vay phải có đủ 5 điều kiện trong đó điều kiện chủ chốt là có phương án trả nợ vay.

"Tuy nhiên, phía BIDV khi cho vay đã không biết khách hàng cho vay là ai, phương án trả nợ chưa thẩm định thực tế, phương án kinh doanh chưa có nhưng cho vay. Vậy có đúng hay chưa?"- tòa chất vấn. Lúng túng, ông Trần Hoài Lâm không trả lời được và xin rút kinh nghiệm!

Tòa hỏi: "Sau khi xem xét toàn bộ giám định của Ngân hàng Nhà nước tất cả những người liên quan cấp tín dụng cho VNCB vay 4.700 tỉ đồng có đúng hay không?", bà Phương nói rằng về quy trình BIDV đã thực hiện đầy đủ và đúng với các quy định của pháp luật, quy định về cho vay của BIDV, quy chế cho vay 1627,…Giám định của Ngân hàng Nhà nước cho rằng BIDV có hành vi vi phạm cho vay nhưng không thiệt hại, đại diện BIDV nói rằng có sai sót chứ không phải là vi phạm trọng yếu.

Riêng về ý kiến cho rằng số tiền 4.700 tỉ đồng là do phạm tội mà có được chuyển trả cho BIDV nên cần thu hồi để khắc phục hậu quả, đại diện BIDV biện minh là hết sức nguy hiểm khi nói rằng phải đi xác minh nguồn tiền từ đâu có, khách hàng sẽ không tin tưởng ngân hàng…

Trong vụ án này, TAND TP HCM đã triệu tập bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty NumberOne Hà Nam, con gái ông Trần Quí Thanh) để làm rõ việc công ty của bà có ký 4 hợp đồng mua bán vật liệu với 4 công ty của ông Phạm Công Danh. Bà Trần Ngọc Bích ủy quyền cho ông Trần Vũ Tuấn đại diện tham gia tố tụng.

Ông Tuấn trình bày giấy phép của công ty là sản xuất nước ngọt, cung cấp cho thị trường miền Bắc. Công ty NumberOne Hà Nam có ký kết hợp đồng mua bán vật liệu với một số công ty của ông Danh để thực hiện dự án nhà máy. Có ký hợp đồng với Công ty Quang Đại, Công ty Thành Trí, Công ty Phú Nguyễn, Công ty Hương Việt mua vật liệu xây dựng. 

Sau đó, giám đốc 4 công ty này sử dụng hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với Công ty NumberOne để đưa vào bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng nhưng đại diện của bà Trần Ngọc Bích nói rằng không biết.

Ông Đoàn Ánh Sáng khẳng định các sai sót trong hoạt động cho vay 4.700 tỉ đồng là do chi nhánh chứ Hội Sở BIDV không sai.  

Thành viên HĐQT "ảo"

Sáng 12-1, bị cáo Trần Hiệp (Giám đốc công ty Phong Hiệp) khai rằng đang làm nhân viên Trung tâm Bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh thì được ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) đưa qua làm thành viên HĐQT VNCB.

Đại án Trầm Bê: Truy trách nhiệm lãnh đạo BIDV cho vay 4.700 tỉ - Ảnh 3.

46 bị cáo trong phiên xử đại án Trầm Bê ngày 12-1

Ông Hiệp khai là chỉ đứng tên làm thành viên HĐQT chứ không tham gia điều hành, không biết trụ sở ngân hàng ở đâu. Song song đó, ông Hiệp còn được "đóng vai" giám đốc Công ty Phong Hiệp và chỉ có nhiệm vụ ký hợp đồng tín dụng từ nhân viên tài chính Tập đoàn Thiên Thanh đưa sang.

Giấy phép, con dấu Công ty Phong Hiệp đều do Tập đoàn Thiên Thanh giữ; hợp đồng là do Tập đoàn Thiên Thanh lập, ông Hiệp chỉ biết ký và được trả lương khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Ông Hiệp ký hồ sơ vay 430 tỉ đồng từ BIDV, khi tiền được giải ngân thì ông Hiệp chuyển sang tài khoản của ông Phạm Công Danh để ông Danh rút ra sử dụng. Từ hành vi này, ông Trần Hiệp đã tiếp tay gây thiệt hại cho VNCB hàng trăm triệu đồng.

Đổ lỗi cho cấp trên

Liên quan đến hành vi cho Công ty Phong Hiệp vay 430 tỉ đồng, 3 người tại BIDV Chi nhánh (CN) Gia Định bị truy tố gồm: Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (đều là nguyên Phó Giám đốc BIDV CN Gia Định).

Bị cáo Hoàng Long Hà thừa nhận hành vi thì có tội nhưng truy tố tội " Cố ý làm trái..." thì không đúng.

 

Bị cáo Hà khai chỉ thực hiện giải ngân 105 tỉ đồng; trực tiếp ký với ông Trần Hiệp (Giám đốc Công ty Phong Hiệp) còn 325 tỉ đồng còn lại thì ai ký duyệt Hà không biết.

Hoàng Long Hà cũng nói rằng chỉ biết ông Trần Hiệp là Giám đốc Công ty Phong Hiệp chứ không biết ông Trần Hiệp là thành viên HĐQT VNCB. Nguyễn Ngọc Sơn nói chỉ chịu trách nhiệm đề xuất giải ngân.

HĐXX hỏi: "Khi cho vay thì phải có phiếu điều tra khách hàng, theo quy định thẩm định phương án kinh doanh thì phải biết người mình cho vay ở đâu, làm gì, vậy đã làm hay chưa?". Bị cáo Sơn khai thẩm định khách hàng bằng cách giao cho cán bộ quan hệ khách hàng là Nguyễn Vũ Bảo xác minh. Trên hồ sơ Bảo chuyển lên thì Sơn đã ký đề xuất cho vay.

"Nhiệm vụ thẩm định lại là nhiệm vụ của mình, tại sao không kiểm tra lại?"- tòa tiếp tục truy.

Cũng như Hoàng Long Hà, bị cáo Sơn nói là sơ suất trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng.

Về phần mình, Nguyễn Vũ Bảo cũng cho rằng không cố ý làm trái, chỉ do sơ suất trong quy trình kiểm duyệt hồ sơ của Công ty Phong Hiệp.

Hội Sở BIDV thực hiện chủ trương cho vay nên giao chi nhánh thẩm định, kiểm tra thực tế khách hàng. Khi nhận lệnh này Bảo nghĩ rằng hồ sơ Hội Sở BIDV đã phê duyệt rồi nên chủ quan không đi kiểm tra thực tế khách hàng.

Về việc cho 12 công ty vay 4.700 tỉ đồng, HĐXX tiếp tục truy lãnh đạo BIDV như Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang…

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê