Nghi án loạn luân chấn động triều Nguyễn
Thứ 4, 24-01-2017 , 02:57:00 AM
5 năm sau khi Nguyễn Phúc Cảnh mất, vợ cùng con trai ông đã bị kết án thông dâm với nhau và bị xử dìm chết…
Nguyễn Phúc Cảnh là con trưởng của vua Gia Long. Sau khi ông mất thì người được vua Gia Long chọn nối ngôi không phải là Mỹ Đường – con trai của hoàng tử Cảnh mà là hoàng tử Đảm – em trai của hoàng tử Cảnh.
Tuy nhiên, 5 năm sau khi Nguyễn Phúc Cảnh mất, vợ cùng con trai ông đã bị kết án thông dâm với nhau và bị xử dìm chết…
Cuộc đời đầy vất vả của hoàng tử Cảnh
Hoàng tử Cảnh tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) ở Gia Định. Mẹ của hoàng tử Cảnh là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - con quan Chưởng Doanh Tống Phúc Khuông.
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu sinh được 2 con trai: hoàng tử Chiêu và hoàng tử Cảnh. Không may là hoàng tử Chiêu mất từ khi còn nhỏ tuổi. Vào tháng 11 năm Giáp Thìn (1784), hoàng tử Cảnh lên 4 tuổi, vâng lệnh cha, theo cha Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện.
Hành trình sang phương Tây của vị hoàng tử trẻ tuổi khi đó đã được ghi lại trong sử sách. Đó là vào tháng 2 xuân Ất Tỵ (1785), hoàng tử Cảnh đến 1 vùng thuộc địa của Pháp ở Ấn độ nhưng phải tạm dừng chờ ở đây vì ở Pháp lúc đó đang có biến.
Đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) thì bắt đầu sang Pháp bằng thuyền và tháng 2 năm Đinh Mùi (1787) đến Paris. Do hoàng tử Cảnh không thạo tiếng Pháp nên được xếp cho ở cùng với Bá Đa Lộc ở Hội Truyền giáo nước ngoài.
Vào ngày 5/5/1787, hoàng tử Cảnh vào triều kiến ở Versailles. Chuyện kể rằng hoàng tử Cảnh rất khôi ngô, tuấn tú nên được triều đình Pháp chú ý.
Giám mục đã thuê Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh đỏ thắt múi.
Rồi triều đình Pháp lại may cho hoàng tử 1 bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa và thuê họa sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh trong trang phục đó.
Bá Đa Lộc. |
“Ta hãy bắt đầu bằng hài đồng nổi tiếng
Mà số phận đáng cho ta lưu ý
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hãy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi”
Ngày 28/11/1787, cha Bá Đa Lộc và bá tước de Montmorin, ngoại trưởng Pháp, đã ký Hiệp ước Versailles với nội dung: Pháp sẽ ủng hộ quân sự cho vua Gia Long chống Tây Sơn với điều kiện Nguyễn Ánh nhường cho Pháp một số vùng đất và cho Pháp giữ độc quyền thương mại.
Đến tháng 12 năm 1787, hoàng tử Cảnh của Bá Đa Lộc lên đường về Việt Nam. Đến ngày 24/6/1789 thì cả 2 người về tới Nam kỳ.
Sau khi cùng Bá Đa Lộc về nước, tháng 3 năm Giáp Dần (1794), hoàng tử Cảnh lên 14 tuổi, được lập làm Đông Cung Thái Tử, phong chức Nguyên Súy Quận Công.
Hoàng tử Cảnh được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần, việc nhỏ do các đại thần phân xử, việc lớn bẩm súy phủ quyết định.
Theo sử sách chép lại rằng, hoàng tử Cảnh thiên tư sáng suốt, hiếu học và ưa lời nói thẳng. Vậy nên vua Gia Long cũng rất chăm lo đến việc giáo dục Ðông Cung.
Ngoài sư phó Bá Đa Lộc, ngay sau khi hoàng tử Cảnh chính vị Đông Cung, vua đã cho dựng nhà Thái học, đặt Ngô Tòng Chu vào chức phụ đạo, lại có 2 thị giảng, 8 hàn lâm viện thị học.
Trong số này có Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định là những người nổi tiếng giỏi giang. Cả hai cùng với 6 Quốc tử giám thị học, ngày 2 buổi giảng bàn kinh sử với hoàng tử Cảnh.
Hoàng tử Cảnh nói gì, làm gì, thị học đều phải ghi chép, mỗi tháng một lần dâng lên vua xem. Tháng 10 năm Ất Mão (1795), vua Gia Long lại sai Phó tướng Tả quân Phạm văn Nhân làm Phụ đạo.
Tháng 4 năm Mậu Ngọ (1798), vua Gia Long tiếp tục sai Ngô Tòng Chu cùng Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên Phụ đạo Đông Cung. Đến tháng 4 năm Canh Thân (1800), lấy hàng thần là Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lê, làm Đốc học hầu Đông Cung.
Tuy nhiên, do từ nhỏ, hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp. Rồi hoàng tử ăn ở chung sống với Bá Đa Lộc, được dạy dỗ theo đạo Thiên Chúa nên tỏ ra rất quyến luyến Bá Đa Lộc và rất mộ đạo.
Khi vua Gia Long nghe các quan can gián về việc không nên để hoàng tử Cảnh quá gần gũi với Bá Đa Lộc đã quyết định cho Hoàng tử ra ở riêng ở Đông Cung thì Bá Đa Lộc vẫn kín đáo đến thăm.
Không những thế, Bá Đa Lộc cũng thường chọn ngày quân hầu là người có đạo để dễ xem lễ. Bản thân hoàng tử Cảnh cũng rất mộ đạo.
Hoàng tử thường tỏ ra phiền muộn vì chưa được chịu phép rửa tội, xin Bá Đa Lộc dậy phép rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không ai có đạo thì chỉ cách để người ta rửa tội cho mình.
Sách sử còn chép rằng khi ở Pháp về, Hoàng tử Cảnh không chịu bái yết Tôn Miếu, nhờ Cao Hoàng Hậu khéo dậy, sau mới đổi tính. Hay như trong cuốn “Đại Nam Việt Quấc triều Sử ký” có viết: “Sau khi Đức Thầy (Bá Đa Lộc) qua đời thì tính nết ông Đông Cung khác lắm.
Vì ông ấy buông mình theo tính xác thịt, đắm mê tửu sắc, chẳng còn tưởng nhớ gì đến sự đạo nữa. Song khi thấy mình đau nặng gần chết thì mới nhớ đến Ðức Chúa Trời, cùng ra sức giục lòng ăn năn tội, và xin quan nhỏ kia có đạo làm phép rửa tội cho mình kín đáo không ai biết”.
Hoàng tử Cảnh thể hiện mình là 1 người rất tôn trọng đạo đức, đôi khi hơi câu chấp. Khi thầy học Ngô Tòng Chu giảng một thiên Nhạc ký, hoàng tử Cảnh bình rằng: “Người đời xưa làm nhạc để cảm động đến Trời Đất, quỷ thần. Nay cúng tế ở Miếu, theo tục dùng bọn nữ nhạc, chèo hát, rất là vô vị”.
Tính cách của hoàng tử Cảnh được nhận xét là biết phải trái, chỉ vì còn trẻ nên đôi khi hơi câu nệ. Một phần nữa cũng là vì hoàng tử Cảnh còn thiếu kinh nghiệm sống nên thường đặt hết lòng tin vào các sư phó, phụ đạo của mình.
Nên khi các sư phó và phụ đạo sai thì hoàng tử cũng sai theo. Chuyện kể lại rằng khi đó ở đất Gia Định, rất nhiều người dân theo đạo Phật. Vì vậy, có nhiều người muốn trốn sai dịch bèn tìm cách vào chùa để ở.
Trong khi đó, có một nhà sư tên Cao phạm tội và vua Gia Long muốn xử chết. Vua Gia Long đã truyền lệnh các sư tăng dưới 50 tuổi vẫn phải chịu sai dịch như người thường.
Nghe lệnh của nhà vua, nhiều quan lại trong triều đình có ý muốn ngăn cản nên vua Gia Long cũng đang chần chừ chưa quyết định. Lúc bấy giờ Ngô Tòng Chu, thầy học của hoàng tử Cảnh vì trọng đạo Nho nên đã nói với hoàng tử Cảnh rằng việc vua Gia Long bài trừ đạo Phật như thế là rất tốt.
Hoàng tử Cảnh nghe theo, dâng sớ chỉ trích những điều không tốt của nhà sư. Cũng từ bản sớ này của hoàng tử Cảnh mà vua Gia Long đã quyết tâm đưa ra mệnh lệnh những nhà sư dưới 50 tuổi vẫn phải đi sai dịch. Đây được xem là một hành xử thiếu hiểu biết thực tế của hoàng tử Cảnh.
Và nghi án thông dâm giữa vợ và con hoàng tử Cảnh
Hoàng tử Cảnh kết duyên với Tống thị Quyên, sinh được 2 con trai là Mỹ Đường (còn có tên khác là Đán) và Mỹ Thùy (còn tên khác là Cảnh). Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), hoàng tử Cảnh bị bệnh đậu mùa.
Ông mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (tức 20 tháng 3 năm 1801) hưởng dương 21 tuổi. Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Phúc Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được. Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại Bình Dương, Gia Định.
Tranh của Hoàng tử Cảnh. |
Ở ngôi Đông cung chưa được bao lâu, tuổi thanh xuân đang bừng sức sống mà bỗng dưng mắc bệnh đậu mùa rồi mất, đó là 2 lần bạc phước.
Hành trạng của Hoàng tử Cảnh đúng sai thế nào, hậu thế sẽ bàn sau, nhưng xét phận riêng đắng cay chìm nổi như thế, kể cũng là đáng thương lắm thay”.
Sau khi hoàng tử Cảnh mất, hoàng tử Đảm được chọn để nối ngôi và trở thành vua Minh Mạng sau này.
Về việc vua Gia Long chọn hoàng tử Đảm nối ngôi chứ không chọn hoàng tôn Đán được “Đại Nam chính biên liệt truyện” viết: Trước đây, thấy vua (Gia Long) ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng vua không nghe.
Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng), em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi”.
Thái độ cương quyết của vua Gia Long trong việc chọn hoàng tử Đảm còn được thể hiện qua lời nói của ông: “Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm”.
Lí giải về việc vua Gia Long quyết chọn hoàng tử Đảm thay vì hoàng tôn Đán, một số nhà sử gia cho rằng, do thái tử Cảnh và hoàng tôn Đán chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Gia Tô từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.
Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp, tư tưởng này giống với Gia Long. Ngoài ra, hoàng tử Đảm cũng nổi tiếng là người thông minh, cương nghị, hội tụ đầy đủ những tố chất để có thể đảm đương việc nước.
Vậy nên, từ năm 1815, hoàng tử Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước. Sau khi vua Gia Long mất, hoàng tử Đảm nối ngôi, lấy hiệu là Minh Mạng.
Đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824) có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên.
Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: “Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa”.
Theo một số tài liệu khác thì để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi.
Bà bị giam trong 1 phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột.
Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị “xử” dìm nước cho chết.
Sau khi bị kết tội thông dâm với mẹ đẻ, Mỹ Đường bị gạch tên trong sổ hoàng tộc, bị giáng làm thứ dân, con cháu chỉ được ghi chép phụ phía sau sổ tôn thất.
Một năm sau, Mỹ Đường đi thăm con, lại bị vu là bỏ trốn và tâu vua, ông lại bị bắt và canh giữ, sau mới được tha. Sau khi Mỹ Đường bị tội, dòng hoàng tử Cảnh chỉ còn người con thứ là Mỹ Thùy được giữ tước hiệu hoàng tộc để hương khói cho cha.
Được 2 năm, Mỹ Thùy qua đời mà không có con nên con trai của Mỹ Đường là Nguyễn Phúc Lệ Chung được phục hồi hoàng tịch để thờ cúng hoàng tử Cảnh.
Thế nhưng 10 năm sau, vào năm 1836, dường như lo sợ dòng trưởng (tức chi tộc hoàng tử Cảnh) sẽ phát triển qua Lệ Chung nên Minh Mạng lại giáng tất cả con trai, con gái của ông ta xuống làm thứ dân.
Theo Báo điện tử Kiến Thức
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê