Thứ tư, 20-08-2014 , 10:19:00 PM

Với những gì đang diễn ra, nợ xấu của các ngân hàng thương mại không tăng mới là lạ và đáng lo.

Phải đến hạn ngày 15/8 nhiều ngân hàng thương mại mới công bố báo cáo tài chính quý II/2014. Có một số "chơi không đẹp", dùng cụm từ nhẹ nhàng hơn là "nợ quá hạn" để thay cho việc công bố cụ thể quy mô các nhóm nợ để xác định rõ tỷ lệ nợ xấu.

Đã có những đột biến

Nhưng về tổng thể, nợ xấu của hầu hết các nhà băng đều tăng trong 6 tháng đầu năm 2014, nhiều trường hợp tăng đột biến, lên mức cao, thậm chí rất cao. Là mối quan hệ tay ba, nợ xấu tăng, chi phí trích lập dự phòng tăng theo và lợi nhuận kém đi. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của mùa báo cáo kinh doanh các ngân hàng thương mại nửa đầu năm nay.

Gây bất ngờ lớn nhất, cũng là trường hợp có tốc độ tăng mạnh nhất là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Những năm qua, khi mà cả hệ thống gồng mình với nợ xấu tăng, thì VietinBank chỉ nhẹ nhàng dưới 1,5%, thậm chí giảm xuống chỉ còn 0,82% cuối năm 2013. Thế nhưng, đến 30/6/2014, báo cáo tài chính vừa công bố ghi nhận mức tăng đột biến, lên tới 2,53%.

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho thấy dường như khó khăn từ vụ sáp nhập Habubank vẫn còn đeo bám khi có tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 8,16%; do hiện chưa công bố nhóm nợ cụ thể để xác định tỷ lệ nợ xấu…

Nợ xấu tại Vietcombank cũng đã ở mức 3,09%. (Ảnh: KT)
Trong khi đó, nhóm thành viên top đầu hệ thống cũng bắt đầu cho thấy khó khăn trong kiểm soát nợ xấu. Theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% được xem là chấp nhận được. Đến kỳ báo cáo nửa đầu năm nay, đã có thêm nhiều thành viên vượt ngưỡng đó.

Sau khi chớm trên 3% cuối 2013, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Á châu (ACB) đã tiếp tục tăng lên 3,6%. Ngân hàng Quân đội (MB) cũng đã chính thức vượt mốc trên với 3,1%. Tương tự, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã ở 3,09%.

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) không nhiều thay đổi so với cuối 2013 với 3,5%. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dù cả tổng tài sản và tín dụng đều giảm mạnh trong kỳ, nợ xấu tăng mạnh nhưng "may mắn" chưa chạm và ở mức 2,94%.

Nợ xấu tại nhiều ngân hàng có quy mô và vị thế hoạt động ở dưới nhóm trên cũng đã tăng lên mức cao, có từ gần 3% đến trên 5%... Điển hình như tại Techcombank, đến 30/6/2014, có 198,5 tỷ đồng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác bị rơi vào nợ nhóm 4 và phải chính thức ghi nhận là nợ xấu. Cùng với đó là 625 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết rơi vào nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.

Khác biệt để… nói thật

Có một điểm khác biệt trong báo cáo tài chính của một số ngân hàng vừa công bố, so với các kỳ trước. Lần đầu tiên họ phải ghi nhận cụ thể các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng vào nợ xấu.

Điển hình như tại Techcombank, đến 30/6/2014, có 198,5 tỷ đồng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác bị rơi vào nợ nhóm 4 và phải chính thức ghi nhận là nợ xấu. Cùng với đó là 625 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết rơi vào nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.

Khác biệt trên góp phần giải thích vì sao nợ xấu các ngân hàng thương mại lại đồng loạt tăng lên, bất chấp cả việc đã "tạm gửi" tới gần 51.000 tỷ đồng tại VAMC. Khác biệt này cũng chính là tác động của cơ chế phân loại và trích lập dự phòng theo Thông tư 09, chặt chẽ và có những tiêu chuẩn cao hơn.

Cụ thể, trong kỳ báo cáo có tháng 6/2014 rơi vào thời điểm Thông tư 09 có hiệu lực. Những yêu cầu khắt khe hơn trong việc xác định nợ xấu giữa định tính và định lượng, việc bắt buộc phải ghi nhận nợ xấu ở các hạng mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiền - cho vay trên liên ngân hàng buộc các ngân hàng phải thừa nhận những "đứa con" từng không có tên trong bệnh án trước đây…

Nợ xấu các ngân hàng tăng lên cũng còn có nguyên nhân phải chính thức nhận về, trả lại đúng tên cho những khoản nợ xấu từng được cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm, theo cơ chế cho phép của Quyết định 780.

Hẳn là một tỷ trọng nào đó số doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ đã trở lại sản xuất kinh doanh tốt để trả được nợ, nhưng chắc chắn cũng có một phần không nhỏ không thể trở lại khi được trao cơ hội cơ cấu lại nợ. Tiếc rằng đến nay không có bất cứ số liệu thống kê nào được công bố về yếu tố cơ hội và "sự thật trở lại" này.

Quyết định 780 đã kết hiệu lực từ 1/6/2014, nhưng được tái tục bởi Thông tư 09. Tuy nhiên, cơ chế của Thông tư 09 là các điều kiện chặt chẽ hơn để được cơ cấu lại nợ; các nhà băng cũng không thể lạm dụng cơ chế này để che giấu nợ xấu bằng cách tạo nhiều vòng đời của nợ qua cơ cấu lại mà không chịu chuyển nhóm, vì cơ chế chỉ cho phép cơ cấu 1 lần mà thôi.

Tất nhiên, nợ xấu tăng còn nhiều nguyên nhân từ khó khăn kinh tế vĩ mô, sức trả nợ của nhiều doanh nghiệp còn yếu…, nhưng nổi bật trong kỳ báo cáo nửa đầu năm nay là khác biệt về cơ chế. Khác biệt để nói thật, vì các quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu và trích lập dự phòng nói trên đã chặt chẽ hơn nhiều.

Điều đó có nghĩa, những gì đang diễn ra hiện nay, khi áp các tiêu chuẩn cao hơn, nợ xấu các ngân hàng không tăng mới là lạ và đáng lo. Hay, với cơ chế giám sát cao hơn và chặt chẽ hơn, các ngân hàng sẽ khó nói dối hơn về nợ xấu. Họ buộc phải nói thật hơn về nợ xấu, dù kỳ báo cáo hiện nay mới chỉ là những bước khởi đầu trong lộ trình thực hiện Thông tư 09 (sẽ phải thực hiện đầy đủ trong năm 2015)./.

Theo Thời báo Tài chính
_________________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê