Thứ sáu, 07-10-2014 , 05:43:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

Đã có đủ cơ sở hiến định để ghi nhận vào luật và áp dụng quyền im lặng trong thời điểm hiện nay.

Theo tôi, bản chất của “quyền im lặng” là “quyền không khai báo cho đến khi có mặt luật sư của mình”. Theo đó, nghi can, bị can được quyền không khai báo cho đến lúc có luật sư chứ không phải im lặng mãi. Là quyền cho nên nghi can, bị can có quyền từ bỏ quyền này. Khi ấy những lời khai sau đó của họ sẽ được dùng để chống lại họ tại tòa.

Đó là quyền hiến định

Điều 14 Hiến pháp 2013 của nước ta quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Theo Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên (Công ước), nghi can, bị can, bị cáo có những quyền cơ bản sau đây:

- Quyền được tự do và an toàn cho bản thân, không bị giam hay tạm giữ tùy tiện;

- Quyền được thông báo lý do bị bắt ngay lúc bắt và ngay sau đó, tội danh bị nghi ngờ;

- Quyền được giam cách biệt với những người đã có án và được đối xử như những người chưa bị kết án;

- Quyền được mau chóng xét xử và khi chờ xét xử, nếu không cần thiết thì không giam giữ;

- Quyền được coi là vô tội cho đến khi tội phạm được chứng minh đúng luật;

- Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị cho việc bào chữa và quyền giao tiếp với luật sư do mình chọn;

- Quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa và được thông báo về quyền này;

- Quyền có luật sư trong những trường hợp luật định phải có luật sư và nếu không có khả năng trả tiền thì được cung cấp luật sư miễn phí trong những trường hợp đó;

- Quyền thẩm vấn những nhân chứng chống lại anh ta và quyền được gặp và thẩm vấn những nhân chứng có lợi cho anh ta;

- Quyền không bị buộc phải cung khai chống lại mình hoặc bị buộc thú tội.

Áp dụng quyền im lặng trong lúc bị bắt giam sẽ giảm được oan sai và nạn bức cung, nhục hình. Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Chấn trở về nhà sau 10 năm đã được minh oan. Ảnh: CTV

Theo quy định của luật pháp Việt Nam và quốc tế, Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hiệu lực thi hành ngay cả khi luật pháp Việt Nam chưa quy định hay quy định khác đi. Do vậy những quy định của Công ước đương nhiên có hiệu lực thi hành ở Việt Nam.

Chưa kể phù hợp với Công ước, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Điều 31 Hiến pháp 2013 cũng quy định: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật… Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Đã có đủ điều kiện để luật hóa

Những trích dẫn trên đã cung cấp rất đầy đủ cơ sở hiến định của quyền “chỉ khai báo khi đã có luật sư của mình”. Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải chính thức ghi nhận quyền này để không chỉ “công nhận, tôn trọng” mà còn “bảo vệ, bảo đảm” quyền con người của công dân là nghi can, bị can, bị cáo.

Phải bổ sung ngay các điều luật cho nghi can, bị can được gặp luật sư ngay sau khi bị bắt, phải giảm thiểu tối đa thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa và nghiêm trị những hành vi cố tình trì hoãn quyền gặp luật sư của nghi can, bị can. Quyền có luật sư chỉ có ý nghĩa khi nghi can, bị can được gặp luật sư và quyền chưa khai báo nếu chưa có luật sư. Ngoài ra nghi can, bị can, bị cáo phải có quyền được luật sư tư vấn riêng tư, trong tầm nhìn của cán bộ điều tra nhưng không bị ghi âm… Cần nói rõ là sau khi nghi can, bị can đã có, đã được gặp luật sư ngay khi bị bắt, tiếp sau đó được quyền gặp luật sư theo yêu cầu thì cơ quan điều tra có quyền tiến hành hỏi cung theo quy định và theo nhu cầu công việc, không cần phải có mặt luật sư.

Sẽ có câu hỏi đặt ra: Số lượng luật sư quá ít, liệu “quyền chỉ khai báo khi đã có luật sư của mình” có khả thi? Câu trả lời của tôi là có! Trước hết, các quốc gia khác đều có những loại án “xử nhanh”, “vi phạm nhỏ”, không buộc phải có luật sư ngay khi bị bắt và thẩm vấn (tất nhiên BLTTHS phải quy định rõ trường hợp này). Tiếp đến, có những trường hợp nghi can, bị can từ bỏ quyền này và tự nguyện khai báo ngay để kết thúc sớm việc điều tra.

Hơn nữa, hiện nước ta đã tổ chức mạng lưới trợ giúp pháp lý miễn phí đến khắp 63 tỉnh, thành. Hội Luật gia Việt Nam có hàng trăm ngàn hội viên và cộng tác viên. Liên đoàn luật sư đang ban hành quy định mỗi luật sư bắt buộc phải tư vấn miễn phí mỗi năm một số giờ nhất định. Ở nhiều địa phương, nhiều cán bộ tư pháp về hưu có nhu cầu và điều kiện làm luật sư. Trên hết, khi xã hội có “cầu” thì sẽ thúc đẩy nguồn “cung” phát triển.

Những trở ngại của việc thực hiện “quyền chỉ khai báo khi đã có luật sư của mình” có thể giải quyết được. Hãy nghĩ đến những điều tiến bộ tưởng chừng khó làm được nhưng rồi chúng ta cũng thực hiện thành công trong mấy thập kỷ qua: Quyền đình công, tự do xuất nhập cảnh, cấm đốt pháo, đội mũ bảo hiểm… Khi một chủ trương có lợi cho nhân dân thì toàn xã hội sẽ hưởng ứng, chung sức thi hành dưới sự hỗ trợ và giám sát của Nhà nước.

Tất nhiên, các luật sư sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ hành nghề một cách nghiêm ngặt: Không được mớm cung, xúi giục khai gian hay cố ý che giấu tội phạm. Những điều này đã được quy định trong Luật Luật sư và cả BLTTHS.

Một khi đã xác định được rằng “quyền chỉ khai báo khi đã có luật sư của mình” là xu thế tất yếu của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, một khi quyền này được thực thi thì nghiệp vụ điều tra được nâng lên. Điều tra viên sẽ tập trung tìm “chứng” hơn là truy “cung”. Hồ sơ điều tra đã “chuẩn” rồi thì quá trình truy tố, xét xử cũng nhanh và chính xác hơn. Khi ấy tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung và án xử đi xử lại như hiện nay sẽ được khắc phục đáng kể. Nhất là sẽ giảm thiểu tối đa nạn bức cung, nhục hình.

Phía cơ quan điều tra, công tố và cả thẩm phán có thể sẽ gặp những khó khăn, bỡ ngỡ bước đầu, phải thay đổi từ tư duy đến phương pháp và trình độ, kỹ năng nghiệp vụ nhưng sẽ mau chóng vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Nguồn: PLO)

_____________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê