Sự thật nào về "con đường tơ lụa" của Bắc Kinh xưa và nay?
Chủ nhật, 16-11-2014 , 04:07:00 AM
Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************
Tại hội nghị APEC diễn ra đầu tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tầm nhìn châu Á-Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước cho việc xây dựng “Con đường Tơ lụa” mới - cả trên bộ và trên biển - vốn được xem là sáng kiến được ông Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 9-2013.
Đâu là sự thật phía sau những tuyên bố của Bắc Kinh rằng Trung Quốc có vai trò lịch sử có giá trị như biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng trên “Con đường Tơ lụa”?
Cuối tháng 9 vừa qua, tạp chí Yale Global (Mỹ) đăng tải bài viết của nhà nghiên cứu Tansen Sen, PGS tại Trường ĐH Baruch, ĐH Tổng hợp TP New York, đồng thời là một chuyên gia khảo cổ học về Con đường Tơ lụa, nhận định việc Trung Quốc (TQ) ban bố và thực thi chính sách ngoại giao “Con đường Tơ lụa” là một động thái cố ý tuyên truyền sai sự thật, “đổi trắng thay đen”, bóp méo lịch sử.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ngồi trước tấm bản đồ về tuyến đường sắt nối TQ với Đức, một trong những dự án xúc tiến “Con đường Tơ lụa” mà Bắc Kinh “vẽ nên”. Nguồn: AFP
TQ không phải “tác giả” “Con đường Tơ lụa”
Trong bài viết của mình trên Yale Global, Tansen Sen, tác giả của nhiều quyển sách lẫn công trình nghiên cứu nói về lịch sử hàng hải, thương mại trên Ấn Độ Dương, lịch sử TQ tại châu Á từ những năm 600 đến 1400, khẳng định thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” mà TQ đang truyền bá “có vấn đề”. Tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, không được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào cho dù tơ lụa là sản phẩm hàng hóa quan trọng trong giao thương của người TQ.
Nhà nghiên cứu Oliver Wild (Mỹ) trong bài viết về “Con đường Tơ lụa” đăng trên website Phòng khoa học về Hệ thống Trái đất (thuộc ĐH California Irvine) nhấn mạnh rằng từ khoảng năm 53 trước Công nguyên, trong các cuộc giao tranh với người Parthia (một dân tộc miền đông bắc Ba Tư), người La Mã phát hiện ra lụa đến từ phương Đông. Mê mẩn sự mềm mại và quyến rũ của chất liệu mới này, người La Mã cử các đoàn thương nhân hướng về phía đông để tìm mua “sản vật quý”.
Rất nhanh nhạy, người Parthia vốn rành đường và có khả năng kinh doanh nên tìm cách móc nối các đoàn thương nhân Đông-Tây giữa hai bờ đại dương. Dù trong mắt người La Mã chỉ có tơ lụa nhưng thực tế tuyến đường này có rất nhiều mặt hàng khác được buôn bán và trao đổi. Các đoàn lữ hành La Mã tiến về phía đông mang theo nhiều sản vật khác như vàng và các kim loại quý, ngà voi hay thủy tinh - những thứ mà người TQ không thể tự sản xuất cho đến thế kỷ thứ năm.
Trong khi đó, các đoàn thương nhân TQ tiến về phía tây mang theo lông thú, gốm sứ, đồ đồng, đồ sắt, sơn mài và tất nhiên cũng có tơ lụa. Điểm đáng lưu ý theo Oliver Wild, chính là các thương nhân Đông-Tây không đến tận quốc gia của nhau để mua bán mà thông qua những “đầu nậu” người Parthia làm trung gian ngay trên các chuyến hành trình. Thời gian đó, các tuyến đường mua bán sôi động, thu hút thương nhân nhiều nước tham gia, trong đó có người TQ.
Bản thân người La Mã - cội nguồn của những chuyến đi thu mua tơ lụa (chứ không phải người TQ khởi xướng) - không hề đặt tên “Con đường Tơ lụa” cho các tuyến đường. Càng không có chuyện “Con đường Tơ lụa” do người TQ tạo nên hay “chỉ mặt đặt tên”. Tansen Sen cho biết thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” được nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra vào năm 1877. Nội dung chính và đúng nhất của thuật ngữ này chính là chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó nhiều tuyến đường kết nối TQ với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa”.
Từ những tư liệu lịch sử, Tansen Sen kết luận rằng việc các học giả TQ ra sức sử dụng thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” để đề cao vai trò của TQ trong các tương tác liên khu vực cận đại là vô căn cứ, sai sự thật. Điều này cho thấy Bắc Kinh cố tình giải thích thiếu xác đáng các nguồn tư liệu lịch sử, phớt lờ sự hiện diện và xây dựng nên các tuyến đường giao thương của các nước khác. Chính quyền Tập Cận Bình đang cố gắng “bưng bít sự ảnh hưởng của các nước khác, dân tộc khác tới xã hội và kinh tế TQ trong suốt 2.000 năm qua” - Tansen Sen khẳng định.
Biến phi chính nghĩa thành chính nghĩa
“Con đường Tơ lụa” được Bắc Kinh thêu dệt bằng những câu chuyện mang đậm chất cổ tích do người TQ mang lại: hòa bình, thịnh vượng. Ông Tập Cận Bình kể câu chuyện sứ thần Tây Hán Trương Khiên ra sức gánh vác sứ mệnh hòa bình, hữu nghị tại Kazakhstan. Tuy nhiên, một số chuyên gia nghiên cứu lịch sử TQ tin rằng một nửa sự thật về “Con đường Tơ lụa” đã bị Bắc Kinh bóp méo và nửa còn lại cũng bị ông Tập Cận Bình cố tình lãng quên.
Nhà nghiên cứu Tansen Sen phản biện rằng ông Tập Cận Bình chưa bao giờ đề cập đến những cuộc xung đột “phi chính nghĩa” và các nỗ lực nhằm truyền bá, xây dựng một trật tự thế giới theo kiểu Trung Hoa - người TQ làm trung tâm. Mục đích thật sự của các sứ thần, trong đó có ông Trương Khiên hướng tới các nước ở phía tây cũng bị Bắc Kinh “đổi đen thành trắng”.
Cùng quan điểm với Tansen Sen, nhà nghiên cứu Oliver Wild chỉ ra rằng việc phát triển các tuyến đường buôn bán Trung Á đã tạo ra các bất ổn về an ninh, thách thức nhà Hán. Các băng cướp tại Cam Túc và sa mạc Taklimakan (ở Trung Á) bắt đầu lợi dụng địa hình để cướp bóc các đoàn thương nhân TQ lẫn phương Tây. Trong đó phải kể đến các băng cướp Tây Tạng ở vùng núi Qilian kéo dài xuống phía nam hay Liên minh Hung Nô hùng mạnh - địch thủ hàng đầu của đế chế Tây Hán. Thế nên Tansen Sen chỉ ra rằng nhà Hán buộc phải cử Trương Khiên đi tìm người Nguyệt Chi (người Trung Á cổ đại theo cách gọi của người TQ) làm đồng minh nhằm chống lại Hung Nô.
Tuy nhiên, Trương Khiên thất bại và bị người Hung Nô cầm tù. Dù ông trốn thoát thành công sau 10 năm bị giam cầm nhưng Trương Khiên nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự với nhà Hán để chống người Hung Nô.
Bá quyền, can thiệp quân sự nước khác
Tại Indonesia, ông Tập Cận Bình đã tán dương đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc TQ và Indonesia”. Theo đó năm 1411, Trịnh Hòa đã cho tạc một tấm bia đá - được viết bằng tiếng Hoa, tiếng Ba Tư, tiếng Tamil - ở thị trấn Galle (Sri Lanka), trên đó khắc lời cầu nguyện những vị thần Hindu bảo trợ cho một thế giới an bình, con người buôn bán phát đạt, giao thương thuận buồm xuôi gió.
Trong khi đó, sự thật là đô đốc Trịnh Hòa được hoàng đế Vĩnh Lạc đặc phái ra biển Tây truy lùng đứa cháu trai đã bị Vĩnh Lạc soán ngôi. Đồng thời truyền bá văn minh Trung Hoa. Tansen Sen chứng minh Trịnh Hòa đã dùng “nắm đấm” trong tất cả bảy chuyến thám hiểm kéo dài từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà ngày nay là các nước Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Ấn Độ. Ông thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Đồng thời, kiểm soát luôn hành lang chiến lược trên vùng biển Ấn Độ Dương. Thậm chí Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, bắt giữ và áp chuyển tù nhân về kinh đô nhà Minh.
Các hành động can thiệp quân sự của Trịnh Hòa nằm trong trào lưu mở ra một trật tự thế giới nhìn có vẻ hài hòa nhưng thực tế là bị áp dưới trướng Trung Hoa Thiên tử từ thời xa xưa. Vậy nên về mặt lịch sử “chẳng có một tuyến đường bộ, đường hàng hải nào có tên “Con đường Tơ lụa” cho thấy sự giao lưu một cách hòa bình hay thúc đẩy tình hữu nghị nhờ có sự hiện diện của TQ như các bài phát biểu của ông Tập Cận Bình suốt thời gian qua” - Tansen Sen kết luận.
Hãng Bloomberg dẫn lại bản đồ được công bố trên website hãng thông tấn Tân Hoa Xã hồi tháng 5-2014 cho thấy “Con đường Tơ lụa” trên đất liền sẽ bắt đầu từ cố đô Tây An, trải dài về hướng Tây qua Lan Châu và Urumqi trước khi chạy về phía tây nam, đi qua Trung Á, Trung Đông và châu Âu. Trong khi đó, “Con đường Tơ lụa” trên biển sẽ đi qua Quảng Đông và đảo Hải Nam, qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương. Tuyến đường sắt vắt qua khu vực Mũi châu Phi trước khi vào Hồng Hải và Địa Trung Hải. Hai con đường trên bộ và trên biển gặp nhau ở Venice.
Sáng kiến “Con đường Tơ lụa” của TQ còn rất mơ hồ, chưa xây dựng được các chuẩn mực, quy định, cam kết (agreement) về nguồn lao động, môi trường, chuỗi cung ứng, pháp luật… theo kiểu mô hình thương mại quốc tế. Min Ye, ĐH Boston (Mỹ). |
Tác giả: THIÊN BÌNH (Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM)
_________________
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam), và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê