Thứ bảy, 27-12-2014 , 03:45:00 PM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

Không tiền của nào có thể bù đắp khoảng đời bị đánh cắp của các tù nhân mắc phải án oan nên tốt nhất là cần ngăn chặn sự sai sót của người nắm trong tay quyền xử lý, trừng phạt từ đầu

Sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (SN 1985, ngụ xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), các cơ quan chức năng đã rà soát lại hồ sơ vụ án để báo cáo Chủ tịch nước trước ngày 4-1-2015. Trong khi đó, dự kiến đầu tháng 1-2015, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm việc tại TP Hải Phòng để rà soát vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng (quê Hải Dương). Hai tử tù bị buộc tội “Giết người, cướp tài sản” nhưng gia đình họ liên tục kêu oan trong nhiều năm.

Suy đoán vô tội và quyền im lặng

Có oan hay không trong những câu chuyện ấy, còn phải chờ sự thật được làm rõ. Tuy nhiên, hiện tượng kêu oan cho phạm nhân bị tuyên phạt với mức án nặng nhất có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây khiến người ta phải đặt câu hỏi: Liệu có gì trục trặc trong cơ chế xử lý tội phạm đang vận hành khiến tính chính xác của quyết định buộc tội một con người bị nghi ngờ?

Lâu nay, dư luận vẫn râm ran về nạn bức cung, nhục hình trong quá trình xử lý các vụ vi phạm pháp luật hình sự. Vấn đề thậm chí đã được bàn luận trong các cuộc họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như là một trong những điểm nóng của công tác tư pháp. Liệu giữa chuyện bức cung, nhục hình và các tiếng kêu oan của một số tử tù có liên hệ mật thiết với nhau?

Nghi vấn mà không được xóa tan trong thời gian thích hợp, thậm chí còn dây dưa, kéo dài có thể làm giảm sút niềm tin vào chất lượng, hiệu quả của bộ máy bảo đảm thực thi pháp luật, vào luật pháp nói chung và nhiều hệ lụy xã hội khác. Suy cho cùng, ai chẳng có khuyết điểm và sẽ có lúc phạm sai lầm. Tuy nhiên, cần ngăn chặn sự sai sót của người nắm quyền xử lý, trừng phạt bởi sự sai sót ấy có thể dẫn đến việc xử oan người vô tội.

Một trong các biện pháp được lựa chọn là phân chia quá trình xử lý một trường hợp nghi vấn phạm pháp thành các giai đoạn - điều tra, truy tố, xét xử. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong các giai đoạn khác nhau hoạt động độc lập; người tham gia vào quá trình xử lý ở giai đoạn sau có quyền và trách nhiệm kiểm tra các công tác được thực hiện ở các giai đoạn trước và thẩm phán là người có quyền quyết định sau cùng.

Dẫu sao, tất cả các giai đoạn tố tụng đều diễn ra với sự cầm trịch của các cơ quan công quyền. Không loại trừ khả năng có sự bắt tay, thỏa hiệp giữa những người có thẩm quyền ở các giai đoạn khác nhau để du di cho xong việc, xong phận sự công chức. Hậu quả, có những trường hợp xử lý một vụ tình nghi phạm tội, kết luận được đưa ra với sự thống nhất về ý chí, quan điểm của tất cả các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng nhưng lại không đúng sự thật. Người ta gọi đó những trường hợp xử oan.

Để ngăn ngừa sự quy kết oan ức có thể gây thiệt hại khôn lường, các hệ thống pháp lý thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo nguyên tắc này, cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, nghi phạm vẫn được đối xử như người không có tội. Người này không phải lên tiếng giãi bày với bất kỳ ai, kể cả điều tra viên, công tố viên, thẩm phán về sự vô can của mình. Họ có quyền im lặng. Nếu nghi vấn, chính các cơ quan gìn giữ trật tự, kỷ cương phải tác nghiệp theo quy định của pháp luật và đúng thẩm quyền để thu thập chứng cứ, đưa sự việc ra ánh sáng.

Đề cao vai trò của luật sư

Ngoài ra, cần bảo đảm tính minh bạch của quá trình tố tụng; đặc biệt là tính khách quan, vô tư của người tiến hành tố tụng. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy một trong những biện pháp hữu hiệu là đề cao vai trò của luật sư trong các quan hệ tố tụng.

Luật sư phải được thừa nhận là người bảo vệ nghi can trước các cáo buộc chống lại người này và phải được tạo điều kiện thể hiện vai trò của mình ngay từ đầu, từ lúc thân chủ chính thức bị đặt vào diện tình nghi và chịu sự áp dụng các biện pháp tư pháp. Ở nhiều nước, bắt buộc phải có sự hiện diện của luật sư tại các cuộc thẩm vấn để những thủ tục liên quan được xúc tiến. Nhờ đó, không gian giao tiếp giữa nghi can và đại diện công lực không còn bị khép kín, góp phần ngăn chặn các biện pháp lấy cung trái luật, dẫn đến oan sai.

Và nếu xử oan thì phải khắc phục hậu quả, đặc biệt là bù đắp những thiệt hại mà người bị xử oan phải gánh chịu. Nhưng tốt hơn hết là làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cáo buộc nhầm người không phạm tội. Mỗi hình phạt được tuyên thực sự là một cú đánh giáng xuống một con người, gây tổn thương về thể xác, tinh thần. Không tổn thương nào có thể được hàn gắn trọn vẹn.

 

 

Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội chính trung ương (bìa trái), trao đổi với đại diện Ban Nội chính tỉnh ủy các địa phương Ảnh: HỒNG ÁNH
Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội chính trung ương (bìa trái), trao đổi với đại diện Ban Nội chính tỉnh ủy các địa phương Ảnh: HỒNG ÁNH

 

Xem xét thấu đáo các trường hợp kêu oan

Ngày 27-12, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Ban Nội chính 15 tỉnh, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động trong năm 2014.

Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội chính trung ương, cho biết công tác nắm tình hình để tham mưu cấp ủy đảng chỉ đạo khắc phục các vụ án oan sai là vấn đề mà Ban Nội chính rất quan tâm nhằm bảo đảm quyền của người bị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử.

Trong năm 2014, Ban Nội chính các cấp đã chọn ra 450 vụ án trong số hơn 11.700 đơn thư, phản ánh để nghiên cứu, theo dõi. Tuy vậy, trong năm vẫn xuất hiện nhiều vụ án oan. “Các án oan sai này chủ yếu xảy ra ở thời kỳ trước khi có Ban Nội chính. Nguyên nhân để án oan sai là do trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm, tâm huyết của những người tham gia tố tụng mà trước hết là điều tra viên, kiểm sát viên và tòa án chưa đạt” - ông Trạc khẳng định. Hiện Ban Nội chính trung ương đang xem xét những vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là các vụ oan sai nghiêm trọng.

Theo Ban Nội chính các tỉnh - thành, việc xem xét các vụ án oan sai, các vụ tham nhũng đang gặp trở ngại lớn từ việc phối hợp với các cơ quan tố tụng trong xem xét vụ án. Thậm chí, có lãnh đạo một cơ quan tố tụng bảo Ban Nội chính không được mời họ tham gia. “Bên cạnh những vụ oan sai cũng có những vụ nghiêm trọng nhưng chỉ xử lý hành chính. Nhiều lúc phải chấp nhận thương đau để giữ niềm tin của nhân dân nên Ban Nội chính phải quyết tâm làm” - ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, bộc bạch.

H.Ánh

 

“Điểm đen” cần khai sáng

Thời gian qua xuất hiện hàng loạt các vụ án có dấu hiệu oan sai khiến dư luận đặc biệt quan tâm như các phiên tòa xét xử Lê Bá Mai, vụ tử tù Hồ Duy Hải tạm thoát chết trong gang tấc và nghi án ép cung tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Có thể còn một số vụ án tương tự khác đang lẩn khuất đâu đó chờ ngày được lên tiếng...

Những vụ án đó sẽ khó kết thúc có hậu nếu chúng ta không dũng cảm thay đổi tư duy và cần bản lĩnh trước một phán quyết mang tính đột phá, tạo tiền đề tiến tới cụ thể hóa nguyên tắc suy đoán vô tội vào luật.

Theo đó, phải tuyên một người vô tội khi chưa chứng minh được họ phạm tội theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định; việc buộc tội phải dựa trên chứng cứ; khi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo, nếu không loại trừ được theo trình tự, thủ tục theo luật định và chưa có sự trong nhất trong việc giải thích, áp dụng pháp luật thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ; và “quyền giữ im lặng” được thực thi.

Điểm chung của các vụ án trên chính là có dấu hiệu ép cung, chứng cứ buộc tội yếu, có sai sót về nghiệp vụ điều tra, các cáo buộc hết sức khiên cưỡng. Và dù rất thận trọng nhưng những người giữ cán cân công lý vẫn thiếu đi sự dũng cảm để tuyên các bị cáo vô tội.

Những điểm chung đó cho thấy ngành tư pháp Việt Nam đang có một “điểm đen” cần phải khai sáng. Và để khai sáng chắc chắn cần có sự dũng cảm. Dũng cảm trước một phán quyết tố tụng, dũng cảm chấp nhận sự thật, dũng cảm bỏ đi lối ngụy biện khi cố tình cản trở áp dụng các nguyên tắc tố tụng tiên tiến, văn minh của nhân loại vào luật Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải phóng)

 

PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện (Nguồn: Báo Người lao động)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111" 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê