Thứ ba, 30-12-2014 , 06:08:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

Chiều ngày 29-12, phần đối đáp của phiên phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm chiếm đoạt 4.000 ttỉ đồng  bước vào phần căng thẳng khi hai đơn vị ACB và NaviBank phản bác các ý kiến của luật sư VietinBank, luật sư của Huyền Như và cả công tố viên.

Trước đó, VKS vẫn khẳng định chỉ có 5 công ty trong vụ án là thuộc trường hợp Huyền Như có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn tham ô tài sản của VietinBank và ngân hàng này có trách nhiệm bồi thường. Còn hai ngân hàng ACB và NaviBank gửi tiền trái luật, là nạn nhân của việc Như lừa đảo nên không thể "níu áo" VietinBank. Phía VietinBank từ chối bồi thường mọi trường hợp.

ACB mất tiền, lỗi của ai?

Luật sư của ACB cho là VKS và các luật sư của Vietinbank đã chưa xác định đúng ai là người có lỗi trong hành vi Huyền Như chiếm đoạt số tiền gần 719 tỉ đồng của ACB.

Theo luật sư này, VKS và các luật sư của VietinBank cố tình bỏ qua việc phân tích để thấy sự thật là các tài khoản của 17 nhân viên ACB đã được mở hợp pháp, đúng quy trình và cũng đã được lãnh đạo VietinBank phê duyệt hoàn toàn giống với năm công ty kia. Trên thực tế, 17 tài khoản hợp pháp này đã được sử dụng để các nhân viên ACB chuyển tiền của 32 hợp đồng vào các tài khoản này.

Luật sư đặt vấn đề "Nếu VKS phúc thẩm, các luật sư bào chữa cho Huyền Như và luật sư của VietinBank cho rằng: Huyền Như chỉ nhân danh VietinBank đi huy động vốn. Huyền Như không huy động vốn cho VietinBank? Vậy VKS và các Luật sư nói sao về chứng cứ là lời những khai của Huyền Như trong hồ sơ vụ án?".


 Luật sư cho rằng VKS và các luật sư của Vietinbank đã chưa xác định đúng ai là người có lỗi trong hành vi Huyền Như chiếm đoạt tiền của ACB 

Từ đây, luật sư dẫn lời khai của Huyền Như. Theo đó số tiền 668,908 tỉ đồng Huyền Như huy động từ các nhân viên ACB gửi vào Vietinbank đã được VietinBank huy động thông qua các Hợp đồng gửi tiền thật. Lúc đầu Huyền Như chưa có ý định chiếm đoạt, mãi sau này khoảng tháng 8 và 9-2011 Huyền Như mới thực hiện hành vi chiếm đoạt.

“Sau khi VietinBank nhận được tiền chuyển vào tài khoản, số tiền này đã chuyển thành sở hữu tài sản của Vietinbank, nên ai chiếm đoạt tiền sẽ là chiếm đoạt tiền đang thuộc sở hữu của Vietinbank, do Vietinbank quản lý” - luật sư nhấn mạnh.

Luật sư đưa ra quan điểm không thể cho rằng ACB và nhân viên của mình có lỗi trong việc chuyển tiền vào VietinBank thì hành vi của Huyền Như không phải là hành vi tham ô tài sản.

Những người “có lỗi” trong việc chuyển tiền vào VietinBank đã bị xử lý trong một vụ án khác nhưng không phải vì thế cho rằng hành vi chiếm đoạt gần 718 tỷ đồng không phải là hành vi Tham ô tài sản.

Không thể lập luận: “Chính ACB đã thực hiện hành vi trái pháp luật nên sẽ không được pháp luật bảo vệ”. Vì nếu nói rằng ACB thực hiện hành vi trái pháp luật không được pháp luật bảo vệ, tại sao Tòa sơ thẩm lại buộc Huyền Như phải bồi thường?

Bị cáo Huyền Như tại tòa

NaviBank phản bác VietinBank và công tố viên

Còn luật sư của ngân hàng NaviBank đồng cảnh với ACB cũng chỉ ra 10 luận điểm phi lý của VietinBank. Đáng chú ý, luật sư nhấn mạnh "xin đừng cãi rằng":  tiền gửi trong tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng là chuyện của khách hàng, Vietinbank không chịu trách nhiệm về việc mất còn số tiền đó, dù khách hàng không có lỗi trong việc hàng trăm tỉ tự nhiên đội nón ra đi. Vì như thế nghĩa là Vietinbank không còn là ngân hàng vì không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu nhất đối với một ngân hàng thương mại.

NaviBank còn cho là công tố tại phiên phúc thẩm cũng có những kết luận mâu thuẫn và nghịch lý. Thứ nhất khi phân tích về các giao dịch hợp pháp, hợp lệ của 5 công ty và về trách nhiệm của VietinBank đối với tiền gửi của khách: Không còn gì chính xác, hợp tình, hợp pháp, đầy đủ, chặt chẽ hơn lập luận của KSV. Nhưng chính những điều đó lại mâu thuẫn, đảo lộn tất cả với phần tiền gửi của 4 nhân viên Navibank. Thậm chí, vô lý đến mức Vietinbank đã không phải chịu bồi thường, lại còn được "tặng thêm" hơn 1,8 tỉ đồng mà VKS vẫn không đối đáp.

Các luật sư tranh luận gay gắt trong phiên xử chiều nay

Mâu thuẫn thứ hai là VKS đã đồng tình với các ý kiến của luật sư về 5 sai lầm của Bản án sơ thẩm đối với Navibank (sai lầm tư cách tham gia tố tụng của Navibank; sai việc gửi tiền của 4 nhân viên Navibank; sai nguyên nhân dẫn đến việc tiền gửi bị chiếm đoạt; sai trách nhiệm hoàn trả tiền gửi cho 4 nhân viên Navibank; một số điểm sai lầm khác liên quan đến quyền lợi của Navibank....). Những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cả tội danh và trách nhiệm dân sự mà Bản án phúc thẩm không thể nào sửa chữa được nhưng rất mâu thuẫn khi KSV chỉ xác định đó là nghiêm trọng với 5 công ty còn không có ý nghĩa với Navibank.

"Nếu cứ theo ý kiến của Viện thì Bản án phúc thẩm sắp tuyên có nguy cơ phải chấp nhận nghịch lý chặt đôi giữa ngọn và gốc của 1 sự việc, chia đôi 1 nhóm nạn nhân, tách đôi 1 sự thật, xẻ đôi 1 bản chất vấn đề, chẻ đôi 1 điều luật, để thành 2 phán quyết hoàn toàn trái ngược nhau", luật sư nhấn mạnh.

Tác giả Hoàng Yến (Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111" 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê