Nghi án hối lộ 16 tỷ: Tất cả đều TRONG SẠCH?
Thứ bảy, 06-04-2014 , 02:45:00 AM
Nguyên Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng – một trong số những cán bộ đã nghỉ hưu phải giải trình, cam kết không liên quan đến nghi án nhận hối lộ.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cơ quan này đã nhận được báo cáo giải trình của 10 cá nhân trong nghi án nhận hối lộ từ JTC. Cả 10 cán bộ đều cam kết không dính líu đến tiêu cực cũng như tiếp tay cho hành vi hối lộ, nhận tiền.
10 quan chức đều cam đoan không dính líu tiêu cực
Theo Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Huyện, cơ quan này đã nhận được đầy đủ báo cáo của các cá nhân tham gia dự án, kể cả các cá nhân đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu liên quan đến vụ việc theo đúng thời hạn.
Theo ông Huyện, “toàn bộ các báo cáo của các cá nhân đều cam kết không dính líu đến tiêu cực cũng như tiếp tay cho hành vi hối lộ, nhận tiền của Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC)”.
Nguyên Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng – một trong số những cán bộ đã nghỉ hưu phải giải trình, cam kết không liên quan đến nghi án nhận hối lộ.
Bên cạnh đó, ông Huyên cũng cho biết đường dây nóng được Bộ Giao thông Vận tải lập ra từ ngày 27/3 đến nay vẫn chưa tiếp nhận được thông tin phản ánh, tố giác nào liên quan đến nghi án mà chủ yếu là các ý kiến khen, chê từ các hiệp hội trong ngành.
Tại buổi họp báo chiều 2/4 của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tái khẳng định, hiện chưa có thông tin gì mới liên quan đến nghi án. Phía báo chí Nhật Bản cũng mới chỉ đưa tin đúng một lần.
“Mọi vấn đề chúng tôi đã thông báo, cập nhật kịp thời tới báo chí trong thời gian qua. Hai bên hiện vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ, khi nào có kết quả mới chúng tôi sẽ công bố ngay”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.
Trước đó, nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến nghi án nhận hối lộ, ngày 26/3 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu một số cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý phải làm báo cáo giải trình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.
Trong số 10 cán bộ phải giải trình có cả một số cán bộ đã nghỉ hưu, bao gồm cả nguyên Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng; nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng và ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải.
Hiện chưa thu thập được thông
Hiện chưa thu thập được thông tin mới liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng của cán bộ ngành đường sắt từ nhà thầu JTC.
Ngoài ra còn có 4 cá nhân khác bị tạm dừng công tác để báo cáo giải trình, trong đó có 2 phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo và Trần Quốc Đông cùng với ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cũng đã bị tạm dừng công tác trong vòng 15 ngày.
Chờ Chính phủ công bố kết quả
Chiều 2/4, bộ GTVT đã tổ chức họp báo về nghi án hối lộ 16 tỷ từ nhà thầu JTC Nhật Bản. Tại đây, thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện chưa thu thập được thông tin mới liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng của cán bộ ngành đường sắt từ nhà thầu JTC.
“Toàn bộ những vấn đề quan tâm tới nhà thầu JTC đã được đề cập tại hai thông cáo báo chí mà Bộ GTVT gửi cho các cơ quan thông tấn báo chí vào ngày 24 và 29/3”, thứ Trưởng Đông cho biết.
Trong khi đó, trả lời báo giới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, vấn đề này có liên quan đến hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Vụ việc này báo chí Nhật Bản chỉ đưa tin duy nhất một lần, còn chúng ta lại đưa tin rất nhiều trong thời gian qua.
Theo thứ trưởng Trường, đây là việc mà cơ quan chức năng cả hai nước sẽ phải bắt tay vào làm. Hiện vẫn chưa có thông tin gì mới, nên vẫn phải chờ kết quả của cả hai bên.
“Biết được tầm quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp phụ trách vấn đề này. Do vậy các cơ quan báo chí chờ đợi sau khi có kết quả, Chính phủ sẽ thông tin chính thức”, ông Trường cho biết.
Hôm qua, ngày 3/4, Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật đã họp lần 1 tại Hà Nội để trao đổi thông tin xung quanh nghi án và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng chống tái phát và thảo luận về đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án ODA.
Luật Á Đông theo NĐT
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê