Học giả Trung Quốc lo nước này “dính đòn” G7
Thứ tư, 04-06-2014 , 08:01:00 AM
Nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến những hành động khiêu khích của Trung Quốc...
Hội nghị thượng đỉnh G7 có khả năng sẽ ra tuyên bố chung đề cập đến hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông - Ảnh: Euobserver.
Trước thông tin hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới sẽ thông qua tuyên bố chỉ trích Trung Quốc, một học giả nước này đã tỏ ra lo ngại.
Hôm 1/6, những cuộc tranh luận nảy lửa tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 đã chính thức kết thúc. Diễn đàn uy tín về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi để các quốc gia cùng nhau lên án những hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông.
Tuy nhiên, không dừng ở Đối thoại Shangri-la, báo chí Nhật Bản hôm 2/6 tiết lộ, Mỹ và Nhật Bản còn hợp sức đan một "cái lưới khác để bao vây Trung Quốc". Đó là hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 quốc gia phát triển hàng đầu (G7) vào ngày 4/6 dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung phản đối đích danh Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế những hành động ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo VOV, học giả Kim Xán Vinh của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại việc hội nghị G7 thông qua tuyên bố chung sẽ làm "sâu sắc thêm mâu thuẫn" giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.
Cho dù, theo học giả này, việc Trung, Mỹ đối đấu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn tỏ ra thận trọng, và không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ.
Cũng về vấn đề này, tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông hôm 3/6 cho biết, hội nghị G7 sẽ được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 4 - 5/6. Tại đây, Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ chỉ trích Trung Quốc nhiều lần khiêu khích gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc máy bay Trung Quốc bay gần máy bay Nhật Bản ở biển Hoa Đông, việc Trung Quốc đơn phương khai thác dầu ở biển Đông.
Dẫn bài báo đăng ngày 2/6 trên tờ Sankei của Nhật Bản, cơ quan truyền thông này cho biết, chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là về Nga và Ukraine, nhưng việc gây sức ép với Trung Quốc cũng có thể trở thành một vấn đề quan trọng.
Tháng 3 năm nay, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở The Hague, Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nêu ra vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang có những hành động thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông thông qua vũ lực. Song khi đó, nội dung phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe không được đưa vào tuyên bố The Hague.
Tuy nhiên, với sức nóng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore hồi tuần qua, khi Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lần lượt phê phán đích danh hoặc ám chỉ việc Trung Quốc có những hành động đơn phương gây bất ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến vấn đề này.
Tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản đã đề cập nhiều tới sự cần thiết phải tuân thủ luật biển quốc tế, với hàm ý chỉ trích Trung Quốc, mặc dù ông không trực tiếp nêu tên nước nào.
Thủ tướng Abe còn bày tỏ ý định của Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của khu vực, đồng thời cam kết ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích đích danh Trung Quốc có hành động đơn phương, gây bất ổn ở biển Đông, cảnh báo Mỹ sẽ không ở thế bị động nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Ông nhấn mạnh, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào dọa, ép buộc hoặc dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố".
Hôm 1/6, những cuộc tranh luận nảy lửa tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 đã chính thức kết thúc. Diễn đàn uy tín về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi để các quốc gia cùng nhau lên án những hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông.
Tuy nhiên, không dừng ở Đối thoại Shangri-la, báo chí Nhật Bản hôm 2/6 tiết lộ, Mỹ và Nhật Bản còn hợp sức đan một "cái lưới khác để bao vây Trung Quốc". Đó là hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 quốc gia phát triển hàng đầu (G7) vào ngày 4/6 dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung phản đối đích danh Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế những hành động ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo VOV, học giả Kim Xán Vinh của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại việc hội nghị G7 thông qua tuyên bố chung sẽ làm "sâu sắc thêm mâu thuẫn" giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.
Cho dù, theo học giả này, việc Trung, Mỹ đối đấu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn tỏ ra thận trọng, và không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ.
Cũng về vấn đề này, tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông hôm 3/6 cho biết, hội nghị G7 sẽ được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 4 - 5/6. Tại đây, Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ chỉ trích Trung Quốc nhiều lần khiêu khích gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc máy bay Trung Quốc bay gần máy bay Nhật Bản ở biển Hoa Đông, việc Trung Quốc đơn phương khai thác dầu ở biển Đông.
Dẫn bài báo đăng ngày 2/6 trên tờ Sankei của Nhật Bản, cơ quan truyền thông này cho biết, chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là về Nga và Ukraine, nhưng việc gây sức ép với Trung Quốc cũng có thể trở thành một vấn đề quan trọng.
Tháng 3 năm nay, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở The Hague, Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nêu ra vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang có những hành động thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông thông qua vũ lực. Song khi đó, nội dung phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe không được đưa vào tuyên bố The Hague.
Tuy nhiên, với sức nóng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore hồi tuần qua, khi Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lần lượt phê phán đích danh hoặc ám chỉ việc Trung Quốc có những hành động đơn phương gây bất ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến vấn đề này.
Tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản đã đề cập nhiều tới sự cần thiết phải tuân thủ luật biển quốc tế, với hàm ý chỉ trích Trung Quốc, mặc dù ông không trực tiếp nêu tên nước nào.
Thủ tướng Abe còn bày tỏ ý định của Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của khu vực, đồng thời cam kết ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích đích danh Trung Quốc có hành động đơn phương, gây bất ổn ở biển Đông, cảnh báo Mỹ sẽ không ở thế bị động nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Ông nhấn mạnh, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào dọa, ép buộc hoặc dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố".
- Tính chất pháp lý của EEZ theo quan điểm của Mỹ và Trung Quốc
- Đặng Tiểu Bình và đàn mèo Trung Quốc
- Trung Quốc: 50 năm xây dựng lộ trình bá chủ biển Đông
- Trung Quốc đại tài
- Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc
- Sự ngụy biện của Trung Quốc
- Biển Đông dậy sóng: cơ hội để nhìn lại
- Xung đột biển đông: Học gì từ việc Philippines kiện Trung Quốc
Luật Á Đông theo Tâm Anh (Vneconomy)
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523".
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê