Thứ tư, 11-06-2014 , 12:42:00 AM

Trong khi báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng nợ công vẫn trong ngưỡng đảm bảo an toàn thì tại phiên chất vấn chiều 10/6, đại biểu vẫn tiếp tục đặt ra câu hỏi: Nợ công có thực sự an toàn không? 
 
 
Đại biểu Lê Thị Công: Xin Bộ trưởng cho biết nợ công có thực sự an toàn không? - ảnh: Tuổi Trẻ
 
 
Chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn ra các con số: Theo kế hoạch năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, số chi trả nợ công lên đến 208.883 tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng chi, tương ứng 26,7% tổng thu cân đối ngân sách theo dự toán năm 2014. Trong khi đó, số chi thường xuyên dự toán năm 2014 lên đến 704.400 tỷ đồng, xấp xỉ 90% tổng thu cân đối dự toán.
 
“Phần còn lại 10%, tương đương 78 nghìn tỷ đồng, làm sao đủ trả nợ? chưa kể còn phải dành 163 nghìn tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển. Trong khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, xuất khẩu không thuận lợi, nợ công rơi vào tình trạng vay để trả nợ và mối lo lớn nhất là khả năng trả nợ. Nhưng theo Báo cáo của Bộ Tài chính, nợ công vẫn trong ngưỡng đảm bảo an toàn. Xin Bộ trưởng cho biết nợ công có thực sự an toàn không, giải pháp nào để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia?” – đại biểu Lê Thị Công đặt câu hỏi thẳng.
 
Cùng nỗi lo này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) nói: “Đề nghị Bộ trưởng cho biết đến nay tổng số nợ mà Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu? Có những khoản vay nào Chính phủ bảo lãnh vay nhưng khi đáo hạn, doanh nghiệp nhà nước không trả được? Chính phủ phải trả nợ thay hay vay đảo nợ không? Dự kiến tình hình sắp đến như thế nào?”
 
Đại biểu thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích về các khoản nợ của Vinashin, Vinalines mà Chính phủ cho vay hoặc bảo lãnh vay đã và đang đáo hạn phải trả. “Chính phủ có trả nợ thay không hoặc bảo lãnh vay đáo hạn?” – đại biểu Huỳnh Nghĩa hỏi.
 
Đồng tình với Báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá trong chiến lược dài hạn và chương trình nợ công trong trung hạn đang ở mức an toàn, tuy nhiên đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, điều đáng lo là chậm giải ngân vốn đầu tư cả ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên, dự án đầu tư dở dang không đồng bộ, kém hiệu quả, lãng phí vẫn chậm khắc phục.
 
“ Vì sao chưa xây dựng hệ thống tiêu chí xác định đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho dự án đầu tư công cũng như tiết kiệm chi tiêu để dự phòng cho tình huống bất ổn, đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay?” – đại biểu Trương Văn Vở đặt câu hỏi.
 
Trước những băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo số lượng tuyệt đối của nợ công trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, đánh giá tính bền vững của nợ công và an toàn của danh mục nợ công thì cần tính đến các yếu tố cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ, đây là hai yếu tố rất quan trọng.
 
“Trên cơ sở đánh giá các yếu tố này thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn, bao gồm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.” – Bộ trưởng Tài chính một lần nữa khẳng định.
 
Riêng nợ Chính phủ, theo Bộ trưởng, hiện nay là 41,5%, thấp hơn chỉ tiêu 55% Quốc hội cho phép.
 
“Chúng tôi cho rằng cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới, kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ thì tính bền vững và khả năng trả nợ sẽ tiếp tục duy trì.” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
 
Về thời điểm trả nợ, Bộ trưởng cho biết, theo cơ cấu nợ công, hiện nay có khoảng 50% nợ nước ngoài, nợ vay ODA lãi xuất thấp, thời hạn còn lại phải trả nợ khoảng 14 - 15 năm.  Tuy nhiên, phần còn lại huy động trong nước bằng trái phiếu Chính phủ và các khoản vay khác có thời hạn huy động rất ngắn, chỉ 2 năm, 3 năm, 5 năm. 
 
“Vừa qua chúng tôi đã huy động 5 năm, 10 năm, có cả đến 15 năm nhưng số lượng rất ít. Cơ cấu nợ công này rất quan trọng, đặc biệt có khoảng 30% huy động trong nước có thời gian phải trả nợ trong vòng 1 đến 3 năm. Đây là vấn đề cần phải bàn, phải tính, vấn đề rất quang trọng, rất hệ trọng và việc này đã báo cáo với Chính phủ, với Thủ tướng Chính phủ cần phải có giải pháp để cơ cấu lại nợ công” – Bộ trưởng thừa nhận. 
 
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết thêm, nếu loại trừ yếu tố vay đảo nợ trong nghĩa vụ nợ phải trả từng năm từ nay đến 2016, 2017, 2018 thì nghĩa vụ trả nợ đều nằm ở dưới 25%, tức là nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội và trong chiến lược nợ công của Thủ tướng Chính phủ đã duyệt và phần vay đảo nợ không làm phát sinh nợ mới, không ảnh hưởng đến nợ công.
 
Trả lời câu hỏi của đại biểu  Bộ trưởng cho biết, hiện nay, theo quy định của Luật nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Phần doanh nghiệp nhà nước, kể cả doanh nghiệp thành phần kinh tế khác, nếu được Chính phủ bảo lãnh thì phần Chính phủ bảo lãnh được tính trong nợ công. 
 
Về giải pháp trong thời gian tới, người đứng đầu ngành tài chính đưa ra 5 giải pháp, theo đó, tiếp tục đánh giá lại nợ công; khẩn trương rà soát, thực hiện phân kỳ đầu tư với chương trình, dự án; kiểm soát chặt chẽ việc cấp phát và quản lý Chính phủ; chủ động giảm dần bội chi qua điều hành ngân sách và hạn chế tối đa việc tạm ứng ngân sách, kiên quyết thu hồi các khoản ứng trước đây; thực hiện các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu.
 
Về số liệu nợ cho vay lại, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay chiếm khoảng 6,9% GDP.
 
Về số nợ Vinashin, Vinaline, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã cấp bảo lãnh Chính phủ để phát hành trái phiếu tái cơ cấu lại nợ của Vinashin, trên cơ sở nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp lý về cấp và quản lý bảo lãnh nợ Chính phủ. Việc xử lý nợ cũng chỉ trong giới hạn phạm vi của công ty mẹ của tập đoàn Vinashin và 8 công ty con giữ lại. 
 
“Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin” – Bộ trưởng khẳng định.

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".  Nguồn: 

 VNMedia

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê