Chủ nhật,, 03-09-2017 , 03:11:00 PM

Ngày 10 tháng 1 năm 2017, Báo QĐND đã đăng bài “Ngậm "quả đắng" vì dự án nghỉ dưỡng của tỷ phú quốc tế”. 

Từ đó cho đến nay, đã có thêm nhiều khách hàng tiếp tục khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA). Sở hữu kỳ nghỉ là một hình thức mới tại Việt Nam, nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng đầu tư vào khu nghỉ dưỡng với hàng loạt những dấu hiệu sai phạm. 

Chưa được cấp phép xây dựng vẫn bán cho khách hàng

Giấy chứng nhận đầu tư của Dự án ALMA thể hiện quy mô của Dự án là Khu resort cao cấp cho thuê dài hạn và ngắn hạn gồm nhiều hạng mục như: Khu Champa resort, Khu thể thao biển Thủy Triều, Khu dịch vụ Thủy Triều, Khu nghỉ dưỡng rừng Phi Lao… Tuy nhiên, đến nay ALMA mới xin được giấy phép xây dựng đầu tiên do Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cấp cho việc xây dựng tòa nhà chính, còn khối các tòa nhà, biệt thự xung quanh vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Thế nhưng, khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tư vấn của ALMA luôn khẳng định dự án đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Đây là sự không minh bạch trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho người tiêu dùng.

Hình ảnh quảng cáo bắt mắt về dự án Khu resort. Ảnh: alma.vn  

Theo hợp đồng ALMA hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn, kỳ hạn cho khách hàng nhưng công ty chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo Luật Du lịch mà vẫn tiến hành ký hợp đồng, thu tiền của người tiêu dùng là vi phạm Khoản 6, Điều 17 Luật Doanh nghiệp về các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, ALMA  ký kết hợp đồng, thu tiền của người tiêu dùng khi chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, chưa có dịch vụ lưu trú để cung cấp cho người tiêu dùng, “bán” cái chưa có cho người tiêu dùng là hoạt động bất hợp pháp.

Bất thường trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ

Theo luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (đoàn luật sư Hà Nội), bản Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA là hợp đồng theo mẫu, được soạn sẵn gồm 20 điều, 5 phụ lục, 32 trang với cách trình bày rất phức tạp, không dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ có 30 phút (thậm chí ít hơn) để đọc và ký bản hợp đồng rất nhiều trang, nhiều điều khoản là chưa đủ thời gian để nghiên cứu trước khi quyết định ký. Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng không được thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết nên mới có tình trạng hợp đồng có điều khoản giải quyết tranh chấp là “Trung tâm trọng tài quốc tế Xin-ga-po giải quyết tranh chấp giữa các bên và được thực hiện bằng tiếng Anh”, đây là một giải pháp “đánh đố” người tiêu dùng. 

Tại Điều 9, Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ, ALMA đã hạn chế quyền khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng, cụ thể: “Theo hợp đồng này, khách nghỉ dưỡng đồng ý rằng, khách nghỉ dưỡng sẽ không thực hiện bất cứ khiếu nại hoặc khiếu kiện nào chống lại công ty…”. Nội dung này không cho phép khách hàng được khiếu nại, khiếu kiện chống lại công ty, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điểm b, Khoản 10.2,  Điều 10, Hợp đồng có đoạn: “Trong mọi trường hợp, công ty sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả cho khách nghỉ dưỡng một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc hoặc khoản thanh toán mà khách nghỉ dưỡng đã thanh toán”. Trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu/bị hủy bỏ từ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật thì người tiêu dùng vẫn không được nhận lại tiền đã thanh toán cho công ty là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật. ALMA quy định loại trừ tuyệt đối nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người tiêu dùng là vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, nội dung của khoản 10.4 ALMA đã gộp nghĩa vụ hoàn trả và bồi thường thiệt hại là một, là điều khoản thiệt thòi cho người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay cục đang yêu cầu Công ty ALMA giải trình về vụ việc trên. Ngày 27-6-2017, Cục Quản lý cạnh tranh đã có Công văn số 829/QLCT-P7 yêu cầu Công ty ALMA, tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại và báo cáo về cục trước ngày 9-7. 

Xem xét tư cách lãnh sự danh dự của ông Igal David Ahouvi

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, kiến nghị của người dân, tìm hiểu thông tin qua truyền thông, báo chí và trên trang web ALMA.VN; Tạp chí ALMA, được biết ông Í-gần Đa-vít Hầu-vị (Igal David Ahouvi) được quảng bá là chủ đầu tư Dự án ALMA với số vốn đầu tư vào dự án lên đến 300 triệu đô-la tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự án ALMA "đã được phê duyệt tỷ lệ 1:500 và sẽ khởi công vào đầu năm 2014 trên diện tích 30ha ở Bãi Dài, bắc Cam Ranh, với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD”. 

Theo luật sư Trương Anh Tú, với việc triển khai và thực hiện ký kết Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ tại khu nghỉ dưỡng đang dự kiến xây dựng nêu trên của ông I-gan Đa-vít Hau-vi thông qua ALMA đã vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc quảng bá ông I-gan Đa-vít Hau-vi là tỷ phú thế giới người I-xra-en cũng chưa có thông tin nào được kiểm chứng cụ thể. Trong giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án ALMA cũng không có tên nhà đầu tư I-xra-en. Tổng số đầu tư chỉ khoảng 486 tỷ đồng rất nhỏ so với số tiền hơn 300 triệu USD mà ALMA đã quảng cáo với truyền thông. Đối chiếu với thông tin phía ALMA đưa ra là "công ty 100% vốn nước ngoài, ông I-gan Đa-vít Hau-vi là chủ đầu tư Dự án ALMA, vốn đầu tư là 300 triệu USD" là không phù hợp với giấy chứng nhận đầu tư đã cấp. Trong trường hợp ông I-gan Đa-vít Hau-vi là chủ sở hữu 100% tại Elgin Investments Pte Ltd (Xin-ga-po), thì vẫn chỉ được gọi là thành viên góp vốn của công ty tại Xin-ga-po. Vì vậy, ông I-gan Đa-vít Hau-vi được coi là chủ đầu tư gây nhầm lẫn đối với khách hàng và không đúng với các văn bản pháp lý của dự án, văn bản phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước. ALMA quảng bá về số vốn đầu tư vào dự án gấp 14 lần so với con số đã đăng ký là có sự phóng đại (nhưng không xác thực) nhằm tạo lòng tin và có dấu hiệu lừa dối khách hàng về chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh để nhanh chóng ký hợp đồng.

Luật sư Trương Anh Tú cũng cho biết thêm, căn cứ theo đơn tố cáo, đơn yêu cầu, chúng tôi đã gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét lại tư cách ông I-gan Đa-vít Hau-vi, để bảo vệ quyền lợi cho người dân Việt Nam.

Tác giả DƯƠNG SAO - ANH THƯ (Theo Báo QĐND)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê