Thứ ba, 05-08-2014 , 04:58:00 PM

Đây là quan điểm của ông Anup Singh, Trung tướng Hải quân nghỉ hưu, nguyên tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ.

Tại hội thảo “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra những lời khuyên để giúp Việt Nam giải quyết căng thẳng trên Biển Đông, tránh để lặp lại việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam.

 


Chuyên gia Ấn Độ, Tướng Anup Singh


Nhân dịp này, phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Anup Singh, Trung tướng hải quân nghỉ hưu, nguyên tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ.

PV: Ông có nói rằng Việt Nam nên đưa vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ra cơ chế tài phán quốc tế cho dù Trung Quốc đến thời điểm này đã rút giàn khoan.Hành động này sẽ mang lại những lợi ích và thiệt hại gì đối với Việt Nam?

Tướng Singh: “Để ngăn Trung Quốc tiếp tục có những hành động như vậy đối với Việt Nam và để tìm ra giải pháp cho mâu thuẫn này, Việt Nam nên đưa vụ việc này ra tòa án quốc tế. Khi đó, Việt Nam sẽ thu về nhiều lợi ích như là việc không bên nào được tiến hành hoạt động thăm dò tại khu vực tranh chấp cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Tuy nhiên, việc kiện cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kinh tế của Việt Nam- nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận rủi ro vì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ lại đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam hoặc có thể họ sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa”.

PV: Vậy theo ông, Việt Nam nên kiện gì để có thể giành nhiều lợi thế nhất trong vụ kiện?

Tướng Singh: “Để có nhiều thuận lợi nhất khi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Việt Nam nên yêu cầu tòa án quốc tế làm rõ khu vực chồng lấn trên biển.

Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án xác định vùng chồng lấn vì khi các bên liên quan đều tuyên bố chủ quyền đối với một vùng biển thì tòa án quốc tế có thể giải quyết vụ việc này.

Việt Nam đồng thời có thể tham gia vụ kiện Trung Quốc của Philippines vì vụ kiện này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam vì nó liên quan đến các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.

Nếu tuyên bố của tòa án về vụ kiện Philippines có lợi cho Philippines và Việt Nam thì vụ kiện Trung Quốc của riêng Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi.

PV: Ngoài việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam, gần đây, Trung Quốc còn có nhiều hoạt động làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông- khu vực có nhiều tàu thuyền quốc tế qua lại. Với tư cách là một quốc gia Châu Á, Ấn Độ cần phải làm gì để góp phần vào việc đảm bảo an ninh khu vực nhưng cũng bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực?

Tướng Singh: “Ấn Độ không thể trực tiếp can dự vào bất kỳ tranh chấp nào tại Biển Đông bởi nước này không liên quan đến tranh chấp nào tại đây.

Tuy nhiên, khi liên quan đến tự do hàng hải hoặc an ninh tại khu vực, Ấn Độ cho rằng tất cả mọi quốc gia phải đảm bảo việc thực thi toàn diện luật pháp quốc tế cũng như Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Khoảng 55% hàng hóa của Ấn Độ (tương đương với 300 tỷ USD) xuất khẩu sang khu vực Châu Á và đi qua Biển Đông. Vì thế, khi Biển Đông bất ổn thì sẽ ảnh hưởng tới tuyến đường vận chuyển hàng hóa Ấn Độ.

Hơn thế nữa, Ấn Độ cũng có các dự án thăm dò, khai thác dầu khí chung với Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông nên nếu bị quốc gia thứ 3 đe dọa thì sẽ buộc Ấn Độ phải hành động.

Đầu tiên Ấn Độ sẽ tiến hành các hoạt động thông qua con đường ngoại giao, chính trị. Nếu lực lượng Hải quân của một quốc gia đe dọa trực tiếp tới tài sản của Ấn Độ trên biển thì chắc chắn khi đó Hải quân Ấn Độ sẽ vào cuộc để bảo vệ các tài sản của Ấn Độ”.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo Việt Nga (VOV1)

_________________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê