thứ ba, 25-02-2015 , 07:09:00 AM

Câu hỏi:
Luật sư tư vấn giúp về hợp đồng dân sư và hợp đồng thương mai.
- Thế nào là hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sư?
- Phân biệt hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sư?
Trả lời: 
Chào bạn
Câu hỏi của bạn Luật sư Á Đông xin đươc  trả lời như sau.
1. Hợp đồng thương mại.
Có nhiều cách hiểu về khái niệm Hợp đồng Thương mại được nêu ra, phổ biến là cách hiểu như sau: Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà sự thỏa thuận nhằm mục đích sinh lợi với ít nhất một bên là thương nhân.
Để xem xét một hợp đồng thương mại, có hai yếu tố cơ bản cần lưu tâm gồm:  Nội dung và chủ thể ký kết.
- Theo quy định trong Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
- Ngoài ra,  Luật Thương mại cũng có quy định thêm về những đối tượng cũng thuộc phạm vi điều chỉnh là tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại.
- Hoạt động thương mại cũng được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tức là mục đích của việc hoạt động thương mại là phải phát sinh lợi nhuận.
2. Hợp đồng dân sư.
Theo quy định trong bộ Luật dân sự năm 2005 hợp đồng Dân sự được quy định như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với đối tượng điều chỉnh khá rộng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự, thương mại, lao động,... và mục đích sinh lợi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành quan hệ hợp đồng.
Đành rằng Hợp đồng Dân sự áp dụng Bộ luật Dân sự, Hợp đồng Thương mại áp dụng Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhưng về thực tiễn áp dụng sẽ gây khó khăn trong việc xác định chính xác loại hợp đồng. Đơn cử đối với quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng thương mại, mức phạt không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, còn trong hợp đồng dân sự, mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận.
3. Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

a) Những điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại:

- Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;

- Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;

- Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

- Về hình thức của hợp đồng:

+ Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng (thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp);

+ Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục đích lợi nhuận). Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.

+ Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.

b) Những điểm khác nhau (nhằm phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh- thương mại):

- Về chủ thể giao kết hợp đồng: Đối với hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân). Trong khi đó, đối với hợp đồng thương mại, vì mục đích là kinh doanh thu lợi, nên để đảm bảo về mặt quản lý Nhà nước cũng như trách nhiệm thương mại, chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân). Một số giao dịch thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân. Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.

- Về mục đích của hợp đồng: Hợp đồng dân sự nhằm mục đích tiêu dùng trong khi mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại. Việc xác định một hợp đồng có hay không mục đích kinh doanh thương mại có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh cho phù hợp (ví dụ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn hay Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…).

- Về một số điều khoản của hợp đồng: Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…

- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Đối với tranh chấp thương mại phát sinh, nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên. Trong khi đó, đối với tranh chấp dân sự trọng tài không có thẩm quyền giải quyết mà các bên chỉ có thể đưa ra cơ quan tòa án.

- Một số giao dịch dân sự và giao dịch thương mại phổ biến đối với DN: Giao dịch dân sự: Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…Giao dịch thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa…

Trên đây là một số điểm giống và khác cơ bản giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt 2 loại hợp đồng này./.
 

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG

Add       : Phòng 710 nhà B11A Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.         
Hotline  :  + 0904.25.38.22           | + 84 4 668.14.111

 Email   :  adonglaw@gmail.com |  luatsuadong.vn@gmail.com 
 Http      : 
luatsuadong.vn            |  adonglaw.com.vn

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê