Thứ hai, 06-01-2014 , 01:14:00 AM

ÁP THUẾ SUẤT THUẾ TNDN 20% CHO CÁC DOANH NGHIỆP TỪ 01/01/2016

Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 22% sẽ chính thức được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/01/2016 là nội dung quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN.

Tương tự, từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô cũng được giảm xuống còn 17%. Trước đó, thuế suất thuế TNDN áp dụng chung cho các doanh nghiệp vẫn là 22%. Riêng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (bao gồm cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ), mức thuế suất thuế TNDN được áp dụng là 20%. Trong đó, tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% nêu trên là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm trước liền kề.
Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam, mức thuế suất thuế TNDN dao động từ 32% đến 50%. Cụ thể, mức thuế suất thuế TNDN đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm hoặc mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật là 50% hoặc 40%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tùy vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án và cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi.
 
TỪ 2014, KHÔNG GIAO DỰ ÁN MỚI CHO CHỦ ĐẦU TƯ CHẬM NỘP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
 
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước, với nhiều quy định đáng chú ý, thể hiện động thái mạnh mẽ của Thủ tướng trước tình trạng nhiều dự án vi phạm quyết toán, gây ảnh hưởng đến việc quản lý vốn Nhà nước, gây nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, không tất toán được tài khoản của dự án…
Theo đó, từ năm 2014 trở đi, không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011; không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đầu thầu dự án mới.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu cơ quan thẩm tra quyết toán các cấp rà soát, báo cáo tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước đã hoàn thành từ năm 2005 đến nay chưa hoàn thành công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán và phải có biện pháp xử lý quyết toán dứt điểm trước ngày 30/06/2014. Sau thời hạn này, sẽ công bố công khai danh sách các chủ đầu tư, đơn vị còn dự án vi phạm quy định thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành; thực hiện nghiêm chế tài xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
 

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TỰ VAY, TỰ TRẢ
 
Ngày 26/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (DN) không được Chính phủ bảo lãnh.

Theo quy định tại Nghị định này, nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả bao gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả; theo dõi các dòng tiền liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phục vụ việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; tổng hợp, báo cáo thông tin và thanh tra, kiểm sát, giám sát việc chấp hành pháp luật về vay nước ngoài tự vay, tự trả...
Việc quản lý Nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể sau: Đảm bảo an toàn nợ trong giới hạn được
Cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế; bên đi vay khi thực hiện vay, trả nợ phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính sách quản lý vay, trả nợ phải phối hợp với chính sách quản lý tín dụng trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ... Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014.
 
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chi tiết các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được phép niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật; người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc
Không có tư cách pháp nhân và ngược lại; người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó...

HÀ NỘI CÓ THÊM QUẬN BẮC TỪ LIÊM VÀ NAM TỪ LIÊM

Đây là nội dung chính quy định tại Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc TP. Hà Nội.

Theo Nghị quyết này, trên cơ sở huyện Từ Liêm (cũ), thành lập 02 quận mới, lấy tên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm gồm 13 phường được thành lập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu. 

Quận Nam Từ Liêm gồm 10 phường được thành lập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương; một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn. Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội có 12 quận, 30 đơn vị hành chính cấp huyện với 177 phường, 386 xã và 21 thị trấn, có diện tích tự nhiên 332.889 ha, 6.957.300 nhân khẩu.


Luật Á Đông tổng hợp 

**************************************

 

"Công ty Luật Á ĐôngDịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệpthay đổi đăng ký kinh doanh,  làm sổ đỏ, giải quyết tranh chấp , hợp đồng và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 0984924886".

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê