Chủ nhật, 01-06-2014 , 09:37:00 AM

Mỹ đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn Aegis bố trí trên bộ khiến Nga không khỏi lo lắng.


Tên lửa SM-3 phóng lên tạo thành quầng sáng trên đảo Kauai thuộc Hawaii hôm 20/5
Tên lửa SM-3 phóng lên tạo thành quầng sáng trên đảo Kauai thuộc Hawaii hôm 20/5
 

Theo Cơ quan phòng thủ tên lửa thuộc Lầu Năm Góc, cuộc thử nghiệm diễn ra tại một thao trường nằm trên Thái Bình Dương. Trong thời gian thử nghiệm, tổ hợp Aegis đã phát hiện được mục tiêu giả định tên lửa đạn đạo, bám mục tiêu và sau đó tiêu diệt thành công mục tiêu này.

Trong cuộc thử nghiệm, Mỹ đã sử dụng tên lửa SM-3 Block IB phóng từ ống phóng thẳng đứng. Quân đội Mỹ đã hoàn tất hàng loạt thao tác về đánh chặn mục tiêu và điều khiển hỏa lực.

Dù thử nghiệm thành công với mục tiêu giả định, song Mỹ chưa ấn định thời gian phóng thử Aegis trên bộ với mục tiêu thật.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết mục đích chính của cuộc thử nghiệm vừa qua là nhằm kiểm nghiệm khả năng hoạt động của tổ hợp Aegis khi sử dụng tên lửa SM-3 bố trí trên mặt đất.

Bộ này cũng cho biết, trên thực tế, tổ hợp Aegis vừa thử nghiệm giống hoàn toàn với các hệ thống được trang bị cho các tàu khu trục và tàu tuần dương của Mỹ hiện nay.

Cuộc thử nghiệm vừa qua nằm trong giai đoạn hai của chương trình triển khai các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ tại châu Âu. Theo đó, bộ phận bố trí trên mặt đất sẽ được triển khai tại Romania vào năm 2015. Quốc gia thứ hai có thể cho phép Mỹ triển khai các hệ thống này là Ba Lan với thời gian dự kiến là năm 2018.

Hồi tháng Tư vừa qua, Cơ quan kiểm toán Mỹ đã công bố báo cáo cho biết giới chức nước này đã yêu cầu tăng ngân sách cho phát triển NMD bởi các thành tố chính trong hệ thống này đã bị trục trặc trong các cuộc thử nghiệm năm 2013.

Ví dụ, các tên lửa có điều khiển mới do háng Raytheon sản xuất dự định sử dụng cho cả các hệ thống Aegis trên mặt đất đã hoạt động không tốt. Với lý do này, Cơ quan kiểm toán Mỹ khuyến nghị cần tiến hành các cuộc thử nghiệm bổ sung đối với cả hai hệ thống (bố trí trên biển và trên bộ).

Tàu khu trục Aegis của Mỹ

Từ năm 2002, Mỹ đã chi tới 98 tỉ USD cho phát triển hệ thống NMD. Dự đoán, tới năm 2018, Mỹ sẽ cần thêm 38 tỷ USD nữa.

Cuộc thử nghiệm vừa qua đối với hệ thống Aegis trên mặt đất được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ bởi phiên bản này chỉ còn một năm nữa sẽ được triển khai trên lãnh thổ Romania.

Việc đưa Aegis vào trực chiến được đánh giá sẽ không thể vô hiệu hóa bộ ba hạt nhân của Nga, song sẽ khiến Nga không hài lòng khi nó được bố trí ở châu Âu.

Kể từ năm 2002, Mỹ đã tiến hành trên 30 vụ bắn thử đối với Aegis, trong số đó có 25 vụ đánh chặn thành công các mục tiêu. Về tổng thể, trong 12 năm qua, Mỹ đã tiến hành hơn 70 vụ thử nghiệm các loại, trong đó có 59 vụ thành công với tên lửa đánh chặn.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc sử dụng vũ khí tên lửa bố trí trên mặt đất đơn giản hơn rất nhiều so với bố trí trên biển. Tầm bắn của Aegis không vượt quá 150 km nên nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung cũng như các mục tiêu bay khác.

Tuy nhiên, Aegis lại có thể tiêu diệt cả các vệ tinh tầm thấp. Thực tế, cách đây hai năm, Mỹ đã sử dụng Aegis với tên lửa SM-3 tiêu diệt thành công một vệ tinh của mình.

Người Nga cho rằng, hệ thống NMD của Mỹ trước hết nhằm đáp trả các đòn tấn công bằng tên lửa chiến thuật Iskander và không quân tấn công của Nga.

Chuyên gia Vadim Kozyulin, Giám đốc Trung chương trình Trung tâm nghiên cứu chính trị Nga về vũ trang thông thường, cho rằng tuy không thể triệt tiêu sức mạnh bộ ba hạt nhân của Nga, song NMD của Mỹ có thể làm giảm hiệu quả của bộ ba đó. Trong những tình huống nhất định (ví dụ kết hợp với các máy bay không người lái), NMD có thể sẽ khiến Nga không thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân đáp trả.

Phòng điều khiển của Aegis trên bộ sẽ được triển khai tới Romania

Theo kế hoạch, việc triển khai NMD của Mỹ ở châu Âu sẽ có 4 giai đoạn. Trong giai đoạn một kéo dài tới năm 2011, Mỹ đã triển khai các tàu khu trục Aegis với tên lửa SM-3 trên Địa Trung Hải và các hệ thống radar trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong giai đoạn hai kéo dài tới năm 2015, Mỹ sẽ triển khai các khẩu đội cơ động với tên lửa SM-3 ở Romania.

Trong giai đoạn ba kéo dài tới năm 2018, các tổ hợp cơ động sẽ tiếp tục được triển khai tại Ba Lan.

Trong giai đoạn cuối đến năm 2020, toàn bộ các tên lửa đã được triển khai sẽ được thay thế bằng các tên lửa hiện đại hơn, đủ sức bảo vệ lãnh thổ các quốc gia thành viên NATO. Các tên lửa mới không những phải đủ khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần mà còn phải đánh chặn được cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".  Nguồn: ĐVO ( Luật Á Đông đặt tiêu đề)

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê