Thứ ba, 08-07-2014 , 05:44:00 PM

Theo ông Nguyễn Bá Bách, chúng ta không thể cứ mãi “cực lực phản đối”, “yêu hòa bình, hữu nghị, hòa hảo”, mà đã đến lúc phải hành động.
Những hành động ngang ngược, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc gây nên sự phẫn nộ, lo lắng trong người dân...
 
Hòa bình là vô giá
Những diễn biến phức tạp thời gian này trên Biển Đông cho thấy rõ âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã được chuẩn bị kỹ càng. Là một cựu chiến binh, từng tham gia chiến tranh, ông nhìn nhận thế nào về tình hình này?
Từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông thì người dân Việt Nam, từ già đến trẻ đều rất phẫn uất bởi chủ quyền lãnh thổ đã bị đe dọa xâm phạm. Ai ai cũng nôn nóng muốn nhìn thấy giải pháp cụ thể để giữ chủ quyền, chứ không đơn giản chỉ tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế hệ chúng tôi đã từng trải qua chiến tranh, thấy sự ác liệt của chiến tranh, chúng tôi thấu hiểu, cái giá của hòa bình là vô giá. Thế nên người dân trong thời điểm này rất mong Đảng, Chính phủ đưa ra được các biện pháp quyết liệt, cứng rắn để giữ vững chủ quyền.
Các giải pháp ứng phó của chúng ta cho đến thời điểm này theo ông có gì phải bổ sung? 
Chúng ta muốn hòa bình, muốn đối thoại, muốn duy trì tình hữu nghị. Nhưng đối thoại cái gì, tình hữu nghị gì ở đây khi Trung Quốc ngang nghiên lần lượt hạ đặt giàn khoan vào vùng biển của ta? Nếu không có sức mạnh thì đối thoại cái gì để giữ được cái chủ quyền ấy? Chính phủ phải tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ về chủ quyền, đồng thời có những hành động cụ thể. Làm cho người dân hiểu rằng việc bảo vệ chủ quyền không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể. 
Dường như đã đến lúc không thể vin vào “tình hữu nghị” để bỏ qua những vấn đề là sinh mạng dân tộc?
Còn nhớ sự kiện năm 1979 Trung Quốc tấn công vào biên giới Việt Nam hòng xâm lược vùng biên giới, nó cho thấy âm mưu này có từ rất lâu rồi. 
Như ông vừa nói, đã từng trải qua chiến tranh, người như ông yêu quý hòa bình hơn bất cứ thứ gì khác?
Đúng thế. Chiến tranh chỉ có nước mắt, xương máu, sinh mạng con người. Nhưng nếu bị dồn vào đường cùng, không còn con đường nào khác thì chúng ta mới tính đến giải pháp này. 
Ông Nguyễn Bá Bách, Cựu chiến binh phường Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. 
Nên có “Hội nghị Diên Hồng”
Trong thời điểm này, theo ông thì làm thế nào để phát huy được sức mạnh toàn dân vào công cuộc bảo vệ chủ quyền?
Trong lịch sử dân tộc, chúng ta đã nhiều lần tổ chức các “Hội nghị Diên Hồng” để lắng nghe ý kiến, cùng bàn mưu tính kế đối phó với kẻ thù xâm lược. Trong thời điểm này, cũng có thể tổ chức các hội nghị toàn dân, hoặc tổ chức các diễn đàn “Diên Hồng” trên các phương tiện truyền thông đại chúng để toàn dân có thể đóng góp ý kiến, tham vấn ý tưởng. Trong hàng triệu cái đầu suy nghĩ vì Tổ quốc, tôi tin là sẽ tìm ra giải pháp tốt.
Theo ông thì khi nguy khốn, người Việt Nam luôn biết tạo nên sức mạnh? 
Làm thế nào để lòng dân gắn kết thành một khối, sục sôi ra chiến trường, dù biết ra trận là bước vào cõi chết nhưng vẫn phơi phới lạc quan tin yêu cuộc sống. Làm thế nào để lòng yêu nước biến thành sức mạnh sục sôi, người không thể ra trận cảm thấy bứt rứt áy náy không yên... Mọi sức mạnh dồn vào cuộc chiến. Khi đó chúng ta mới là dân tộc có sức mạnh.
Những tuyên bố của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện quyết tâm và quan điểm khá rõ ràng phía Việt Nam, vấn đề chỉ còn chờ những diễn biến tiếp theo để ứng phó?
Tôi đọc lại một bài viết của đồng chí Lê Duẩn năm 1979 thì thấy rằng các lãnh đạo của chúng ta rất hiểu vấn đề, nhưng duy trì hiểu biết ấy để làm sao có được sức mạnh chống lại mưu đồ đó thì lại chậm. Vì nhìn thấy mưu đồ đó nên đồng chí Lê Duẩn mới ký hiệp định hợp tác với Liên Xô năm 1979, điều này làm Trung Quốc giận dữ khủng khiếp.
Diễn biến trên Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã chuẩn bị từ rất lâu với rất nhiều kịch bản. Có tình huống xảy ra là họ có phương án ngay. Nhưng chúng ta vẫn cảnh giác được với âm mưu đó, mọi biện pháp đưa ra đều mang tính cấp thời chứ không có chiến lược lâu dài. Giải pháp mới chỉ dừng ở chữa cháy. 
Mỗi người hãy làm tốt nhất công việc của mình đã là cách tốt để thể hiện lòng yêu nước, ông có thấy vậy?
Từ xưa đến giờ Trung Quốc luôn tìm cách phá hoại nền kinh tế Việt Nam như tuồn sang tiêu thụ những hàng hóa kém chất lượng, hủy hoại sức khoẻ người tiêu dùng, đánh vào tâm lý tham rẻ của người dân. Người Việt Nam phải nhận thức rõ điều này để tẩy chay hàng kém chất lượng của Trung Quốc, chúng ta phải coi đó cũng là một hình thức yêu nước.
Triết lý chiến tranh thiếu nhân văn
Nhiều người cho rằng công nghệ quân sự của Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch với thế mạnh thuộc về Trung Quốc. Vậy trong triết lý chiến tranh theo ông nhìn nhận thì có gì khác?
Đúc rút rất nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử đến nay cho thấy, người Trung Quốc không quan tâm đến bất cứ điều gì khác ngoài chiến thắng, dù phải trả giá như thế nào. Có một câu chuyện thế này. Trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, khi Việt Nam tham vấn ý kiến của các quốc gia khác về kế hoạch tiến đánh, một số vị tướng của Trung Quốc hồi đó tư vấn là phải đánh quyết liệt, giết hết, nếu cần Trung Quốc sẵn sàng cung cấp pháo, làm sao để bằng mọi giá chiến thắng. Nhưng quan điểm của Việt Nam khác. Làm sao để chiến thắng, nhưng thương vong cũng ít nhất. Chiến thắng bằng mọi giá, nhưng giá trị nhân văn vẫn phải là kim chỉ nam, là điều đầu tiên nghĩ đến, kể cả trong trận chiến.
Trung Quốc vẫn tự nhận mình là nước lớn, liệu lớn có đồng nghĩa với mạnh?
Trung Quốc đang tự huyễn hoặc mình là một nước lớn thì có sức mạnh lớn. Trong lịch sử dân tộc Hán, chưa bao giờ họ có đủ sức mạnh để chiếm được các vùng đất khác cả. Từ nhà Nguyên đến nhà Mãn Thanh, đều là những dân tộc đi chiếm đánh và mở mang bờ cõi chứ đều không phải là người gốc Hán.
Ông nhìn nhận thế nào về  những diễn biến xấu trên Biển Đông?
Tôi nghĩ cũng ta phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất. Chắc chắn chiến tranh không xảy ra ngay trong hôm nay hay ngày mai, nhưng chúng ta phải chuẩn bị tiềm lực đủ mạnh để đối phó. Từng người dân phải chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, vật chất, tự tạo cho mình sức mạnh để kẻ thù có muốn nổ súng xâm lược cũng phải run rẩy, nhìn trước ngó sau. 
Xin cảm ơn ông!
 
 

Ngày xưa thế hệ chúng tôi, ra chiến trường thì 90% là chết nhưng vẫn hăm hở đi. Lúc đó lòng yêu nước, ý chí giải phóng dân tộc ngùn ngụt, không được tham gia vào trận đánh là cảm thấy xấu hổ. Trong thời điểm này, liệu chúng ta có huy động được lực lượng toàn dân đó hay không? Móng sắc của gà chọi không làm rách được áo giáp giặc nhưng vũ khí, tinh thần thì có thể làm được. 

Theo Tô Hội (Kiến thức)

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523".

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê