Thứ 2,, 11-09-2017 , 07:41:00 AM

VNCB bị đặt trong tình trạng giám sát, các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên phải báo cáo nhưng tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 8-9 đã khởi tố bị can với ông Đặng Thanh Bình (63 tuổi), nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, để điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Bình bị khởi tố do liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm.

Ông Bình bị khởi tố có liên quan đến bốn cán bộ tổ giám sát của NHNN đã bị khởi tố vào năm 2015 do thiếu trách nhiệm trong việc giám sát VNCB.

Vì sao cựu phó thống đốc ngân hàng bị khởi tố? - ảnh 1
Ông Đặng Thanh Bình, nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Bốn người nguyên là cán bộ thuộc tổ giám sát của NHNN đặt tại VNCB đã bị truy tố gồm: Hà Tuấn Phước - nguyên phó giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên tổ trưởng tổ giám sát tại VNCB; Ngô Văn Thanh - phó trưởng Phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An, thành viên tổ giám sát tại VNCB; Phạm Thế Tuân - nguyên tổ phó tổ giám sát tại VNCB, thành viên Hội đồng thành viên VNCB; Lê Văn Thanh - chánh thanh tra NHNN Chi nhánh Long An, thành viên tổ giám sát tại VNCB.

Theo cơ quan điều tra, tháng 3-2012, sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, NHNN thành lập tổ giám sát đặt tại NH TMCP Đại Tín (Trust Bank, đến tháng 5-2013 đổi tên thành VNCB).

Theo cơ quan điều tra, từ khi nhóm cổ đông mới (bản chất là của Phạm Công Danh) quản trị điều hành NH VNCB, hoạt động kinh doanh ngày càng thua lỗ, nợ xấu tăng… Thời điểm khởi tố vụ án (tháng 7-2014), vốn chủ sở hữu của NH VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, tổng nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng, tổng tài sản hơn 16.000 tỉ đồng.

Trước đó, năm 2012, VNCB bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát NHNN và tổ này phải báo cáo trước khi thực hiện. Tuy nhiên, các thành viên trong tổ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh rút từ VNCB hơn 18.000 tỉ đồng (trong đó có hơn 9.000 tỉ đồng có xin ý kiến tổ giám sát).

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định hành vi thiếu trách nhiệm này của bốn cán bộ tổ giám sát nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả thiệt hại tài sản rất lớn tại VNCB. Số tiền rút ra được VNCB mang đi gửi tại ba NH thương mại Sacombank, TPBank, BIDV nhưng tổ giám sát không giám sát, ngăn chặn.

Lúc này ông Bình là phó thống đốc NHNN, chịu trách nhiệm chung trong việc giám sát VNCB. Việc khởi tố ông Bình là thực hiện giai đoạn 2 của vụ án này.

Cũng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, ngày 31-7 công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và Phan Huy Khang, nguyên tổng giám đốc Sacombank. CQĐT xác định ông Trầm Bê và các bị can liên quan đã giúp sức cho Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank bảo lãnh và trả nợ thay cho sáu công ty do ông Danh thành lập trên hồ sơ vay vốn tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.

Năm 2005, ông Đặng Thanh Bình được bổ nhiệm làm phó thống đốc NHNN. Theo quyết định phân công, ông Bình giúp thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác thanh tra, giám sát NH; phòng, chống rửa tiền; thông tin tín dụng; công tác pháp chế; hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động bảo hiểm tiền gửi, hoạt động của các hiệp hội trong ngành NH; trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị như cơ quan thanh tra, giám sát NH; Vụ Pháp chế, Trung tâm Thông tin tín dụng.

Tác giả NGUYỄN ĐỨC (Theo Báo Pháp luật TPHCM)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê