Thứ 3, 26-12-2017 , 02:49:00 AM

Pháp luật dân sự quy định: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án. Nhiều vụ việc trên thực tiễn là những bài học cho các đương sự vì không nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện. 

Tuy nhiên, quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự còn nhiều điểm bất cập, tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn chi thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của đương sự. Thông qua bài viết này, tác giả trao đổi một số vấn đề về các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thực tiễn của việc áp dụng thời hiệu khởi kiện tại cơ quan Tòa án, đồng thời nêu ra một vài kiến nghị hạn chế những bất cập trên.
1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện 
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, tổ chức nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc của người khác. Khởi kiện vụ án dân sự là cách thức để chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, Tòa án quyết định buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi đó góp phần vào việc giáo dục ý thức tuân theo pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, củng cố, xây dựng tình đoàn kết trong nhân dân.
Việc khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Tuy nhiên, việc khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án chỉ được thực hiện trong một thời hạn do Luật quy định, hết thời hạn đó thì người có quyền khởi kiện bị mất quyền khởi kiện. Thời hạn được quyền khởi kiện vụ án dân sự gọi là thời hiệu khởi kiện. Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện vụ án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thức thì mất quyền khởi kiện.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sau đây: (i) Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; (ii) Yêu cầu bảo vệ quyền nhân dân bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; (iii) Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây: (i) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (ii) Bên nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (iii) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân các chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án đối với một số tranh chấp được quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng (Điều 129); thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 588)… là ba năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu để người yêu cầu chia di sản thừa kế (Điều 623) là ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế…. Thời điểm để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015, không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau đây: (i) Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản; (ii) Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định khác; (iii) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; (iv) Các trường hợp khác do luật quy định.
Có thể nhận thấy, thời hiệu thực hiện quyền khởi kiện quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là nhiều hơn so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Các quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được mở rộng hơn, bổ sung thêm một số tranh chấp không áp dụng thời hiệu khởi kiện là các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản do người khác quản lý, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bên cạnh các quy định của Bộ luật Dân sự, các văn bản pháp luật khác cũng quy định về thời hiệu khởi kiện như: Luật Thương mại năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi  ích hợp pháp bị xâm phạm… (Điều 3);  Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định thời hiệu khởi kiện về hư hỏng mất mát hàng hóa vận chuyển là một năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 97); thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý là hai năm… (Điều 118); thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là hai năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 142); thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển (Điều 164); hợp đồng môi giới hàng hải (Điều 168), hợp đồng lai dắt tàu biển (Điều 183), hợp đồng cứu hộ hàng hải (Điều 195), hợp đồng bảo hiểm hàng hải (Điều 257)… cũng là hai năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
2. Thực tiễn thực hiện thời hiệu khởi kiện
Quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án là quyền công dân, quyền con người được Hiến pháp quy định và Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trong thực tế đời sống xã hội, không phải người dân nào cũng biết quyền khởi kiện hợp pháp của mình. Khởi kiện hợp pháp là người khởi kiện có quyền khởi kiện, có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, thực hiện việc khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện do pháp luật quy định và vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận được đơn khởi kiện.
Tìm hiểu thực tiễn tại một số Tòa án thì Tòa án thường trả lại đơn khởi kiện cho người gửi đơn khởi kiện trong các trường hợp như: (i) Chủ thể khởi kiện không biết quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện nên sau khi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện với lý do là “Thời hiệu khởi kiện đã hết”; (ii) Bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện của Tòa án không nắm vững quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, nên đã thụ lý đơn khởi kiện sau ngày kết thúc thời hiệu khởi kiện.
Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện thời hiệu khởi kiện. Tác giả bài viết đề nghị một số giải pháp quyết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Cụ thể:
Một là, cần tăng cường và thường xuyên tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời hiệu khởi kiện cho mọi đối tượng. Hiện nay, số lượng vụ án dân sự mà Tòa án các cấp trong cả nước phải giải quyết là rất nhiều, tuy nhiên trong số đó lại có thời hiệu khởi kiện khác nhau: Có loại thời hiệu khởi kiện là hai năm (tranh chấp hợp đồng trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam), có loại khởi kiện là ba năm (tranh chấp hợp đồng bồi thường thiệt hại quy định trong Bộ luật Dân sự), có thời hiệu khởi kiện là mười năm và thời hiệu khởi kiện là ba mươi năm (về thừa kế), có loại khởi kiện là một năm (về giải quyết mất mát, hư hỏng hàng hóa quy định trong Bộ luật Hàng hải…).
Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao số vụ án dân sự mà các cấp Tòa án trong cả nước giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là: Năm 2013 giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 259.636 vụ. Năm 2014 giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 279.300 vụ. Năm 2015 giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 294.555 vụ. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự gần như không có, mà chỉ tập trung giới thiệu, tuyên truyền những quy định của pháp luật, bởi vậy, cần tuyên truyền về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để mọi tầng lớp nhân dân cũng như bản thân cán bộ Tòa án được biết. Có như vậy mới hạn chế đến mức thấp nhất việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết.
Hai là, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với người dân bằng hình thức có Bản tổng hợp các thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để tại nơi tiếp nhận đơn của các Tòa án trong cả nước để nhân dân biết, để công chức Tòa án biết. Bản tổng hợp thời hiệu khởi kiện bao gồm các nội dung như:

(i) Thời hiệu khởi kiện một năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(ii) Thời hiệu khởi kiện hai năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(iii) Thời hiệu khởi kiện ba năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(iv) Thời hiệu khởi kiện mười năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu…;
(v) Thời hiệu khởi kiện ba mươi năm…; loại vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết…; tên văn bản luật đã quy định về thời hiệu...


ThS. Bùi Thị Mai Liên Sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Tạp chí DCPL)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê