Thứ sáu, 03-02-2023 , 08:28:00 AM

Câu hỏi: Tôi có một vấn đề như sau, kính đề nghị Quý luật sư tư vấn giúp:

Trong năm qua doanh nghiệp tôi có phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại, khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ. Đồng thời doanh nghiệp có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ tịch HĐQT công ty, đồng thời là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu.  Như vây, xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào, điều khoản nào của nghị định quy định về vấn đề này?

Trả lời: Về vấn đề bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 15/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó các cơ quan quản lý thuế đang coi khoản tiền vay ngân hàng của các doanh nghiệp như một khoản đầu tư để xác định quan hệ giữa ngân hàng (tổ chức tín dụng) và doanh nghiệp là các bên có mối quan hệ liên kết và loại bỏ khoản lãi vay mà doanh nghiệp trả cho ngân hàng ra khỏi danh sách các chi phí hợp lý hợp lệ trong việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về vấn đề này hiện đang có hai cách hiểu khác nhau:
1. Cách hiểu thứ nhất (của Tổng cục thuế và một số cơ quan quản lý thuế địa phương) cho rằng: Bất kỳ quan hệ vay vốn nào giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất kỳ nếu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 132 là d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;” đều được coi là giao dịch liên kết. Do vậy, các khoản lãi vay doanh nghiệp trả cho ngân hàng đối với khoản vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay đều bị loại bỏ ra khỏi chi phí hợp lý khi hạch toán thuê thu nhập doanh nghiệp.
2. Cách hiểu thứ hai (của đa số các doanh nghiệp) là không phải giao dịch vay vốn nào giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng là giao dịch liên kết, chỉ những giao dịch vay vốn giữa các bên có quan hệ liên kết với nội hàm được quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP mới được coi là giao dịch liên kết và áp dụng tiếp tiêu chí quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 132.
Cách hiểu này dựa trên cơ sở pháp lý như sau:
1. Khoản 22 Điều 3 Luật quản lý thuế quy định: “Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.”
2. Khoản 21 Điều 3 Luật quản lý thuế quy định:
"Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.”.
Cụ thể hóa quy định này của Luật quản lý thuế tại Điều 5 của Nghị định số 132/NĐ-CPquy định hai loại điều kiện là điều kiện cầnđiều kiện đủ để xác định một quan hệ giữa hai doanh nghiệp được coi là có mối quan hệ liên kết (bên liên kết), trong đó khoản 1 quy định về điều kiện cần và điều 2 quy định về điều kiện đủ. Khoản 1 quy định về điều kiện cần như sau:
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Như vây, theo quy định trên thì chỉ các doanh nghiệp có mối quan hệ trong việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia” hoặc “cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khácmới được xác định là có quan hệ liên kết (bên liên kết). Trong khi đó quan hệ cho vay giữa các ngân hàng và doanh nghiệp là quan hệ cho vay thuần túy (quan hệ kinh doanh vốn của ngân hàng) và không mang bản chất hoặc/và chứa đựng các yếu tố: điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư lẫn nhau. Do vậy, quan hệ cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp không phải là quan hệ liên kết theo quy định về điều kiện cần như được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 132. Do không đáp ứng điều kiện cần (điều kiện tiên quyết) của quy định này nên cũng không thể áp dụng điều kiện đủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Nghị định.
Theo chúng tôi, việc các cơ quan quản lý thuế hiểu và áp dụng quy định về giao dịch liên kết như nói ở trên là do có sự hiểu không chính xác về hai khái niệm “giao dịch liên kết” quy định tại Điều 1 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và “quan hệ liên kết” (quy định tại Điều 5 của Nghị định). Theo đó “giao dịch liên kết” là những giao dịch được liệt kê tại Điều 1 của Nghị định trong đó có quan hệ “vay và cho vay”. Tuy nhiên một giao dịch vay và cho vay chỉ được coi là “giao dịch liên kết” khi được xác lập giữa “các bên liên kết” với các tiêu chí được quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định như phân tích ở trên (ví dụ giao dịch cho vay giữa Ngân hàng A và Công ty chứng khoán A1 do Ngân hàng A sở hữu vốn). Do vậy, việc xác định các khoản vay của các doanh nghiệp không có “quan hệ liên kết” (không tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia) là các“giao dịch liên kết” là không đúng bản chất về quan hệ liên kết được quy định trong Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Luật quản lý thuế.
Mặt khác, theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không có điều khoản nào quy định doanh nghiệp chỉ được vay 25% vốn chủ sở hữu và nếu vay trên 25% thì chi phí vay sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý hợp lệ. Về mặt pháp lý, theo quy định tại Luật ban hành các văn bản pháp quy thì việc loại bỏ các giao dịch liên kết ra khỏi chi phí hợp lệ để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải được quy định trong các văn bản Luật (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) chứ không thể quy định trong các Nghị định.
Như vậy, theo các quy định viện dẫn và phân tích ở trên không phải khoản vay ngân hàng nào của doanh nghiệp cũng được coi là giao dịch liên kết. Chỉ những giao dịch đáp ứng được cả hai điều kiện cần và điều kiện đủ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định mới được coi là giao dịch liên kết và phải kê khai với cơ quan quản lý thuế.

Luật sư Đức Anh

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904.253.822 - 024.665.69.121"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê