Thứ năm, 24-07-2014 , 08:50:00 PM

2.1. Cơ chế quốc tế
 
Các kênh này xếp theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở cân nhắc các tiêu chí và nguyên tắc như đã nói ở trên.
 
i) Đại hội đồng LHQ
 
Theo Hiến chương LHQ, các quốc gia có thể đệ trình bất cứ tranh chấp hoặc tình huống nào gây nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định lên Đại hội đồng LHQ (Điều 35.1). Việc xem xét diễn ra tại kỳ họp định kỳ hoặc kỳ họp đặc biệt. Đại hội đồng có thể ra Nghị quyết trong đó kiến nghị phương án giải quyết hoặc chuyển cho Hội đồng Bảo an xem xét nếu cần phải có hành động cụ thể (Điều 11.2) hoặc lưu ý Hội đồng Bảo an về tình thế làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 11.3). Việc thông qua Nghị quyết cần có 2/3 thành viên có mặt bỏ phiếu (Điều 18.2). Như vậy, việc thông qua phụ thuộc vào nhóm các nước tham dự bỏ phiếu. LHQ hiện có 193 quốc gia thành viên. Tại các cuộc họp, có thể vận động để thông qua Nghị quyết và như vậy, bối cảnh tiến hành thông qua là hết sức quan trọng. Nghị quyết của Đại hội đồng mang nhiều ý nghĩa chính trị và có ảnh hưởng lớn đến uy tín các quốc gia liên quan.
 
Việt Nam có thể sử dụng chứng cứ và căn cứ liên quan dưới dạng tranh chấp/tình huống gây mất ổn định, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
 
ii) Hội đồng Bảo an
 
Cho đến nay, Hội đồng Bảo an đã thông qua 2154 nghị quyết theo thẩm quyền của mình. Liên quan trực tiếp đến các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, các Nghị quyết đều có xu hướng có lợi cho họ.

Căn cứ vào Điều 35.1, Điều 37.1 Hiến chương LHQ, Việt Nam có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét toàn bộ vấn đề tranh chấp/tình huống tranh chấp như vụ HYSY 981 gây nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Tuy nhiên, Nghị quyết thông qua tại Hội đồng Bảo an về vấn đề này cần có 9/15 phiếu thuận và các thành viên thường trực như Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Mặc dù không hy vọng Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết ủng hộ Việt Nam nhưng sẽ gây mất uy tín đối với Trung Quốc.
 
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 27.3 Hiến chương LHQ, thành viên Hội đồng Bảo an là một bên tranh chấp theo Chương VI Hiến chương (giải quyết hòa bình các tranh chấp) không có quyền bỏ phiếu thông qua Nghị quyết. Theo Điều 36 (Chương VI) Hiến chương, Hội đồng có thể kiến nghị thủ tục giải quyết tranh chấp; trong đó vấn đề mang tính pháp lý có thể xem xét tại Tòa án công lý của LHQ (ICJ). Nếu Trung Quốc tiếp tục không chấp nhận thẩm quyền Tòa án sẽ gây mất lòng tin đối với cộng đồng quốc tế.
 
Đối với vấn đề được Hội đồng Bảo an xem xét, Đại hội đồng sẽ không có kiến nghị (Điều 12.1 Hiến chương LHQ). Vậy nên ưu tiên đưa vấn đề ra Đại hội đồng LHQ để tránh bị áp dụng quy định Điều 12.1 nêu trên.
 
iii) Giải quyết tranh chắp bằng Trọng tài theo thủ tục bắt buộc quy định tại Phụ lục VII UNCLOS
 
Thiện chí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao của Việt Nam đã không nhận được sự trả lời của Trung Quốc. Theo Mục 2 Phần XV UNCLOS, các bên phải sử dụng phương thức trọng tài bắt buộc theo Điều 287.5 UNCLOS bởi các phương thức khác như Tòa án Luật biển (ITLOS) hoặc Tòa ICJ... sẽ không nhận được sự chấp thuận từ phía Trung Quốc.

Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS là phương thức Philippines đã theo đuổi từ đầu năm 2013; vụ việc đang được xem xét. Đã có 11/12 tranh chấp áp dụng theo Phụ lục VII lựa chọn Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực (PCA) giải quyết. PCA chấp thuận giải quyết 10 vụ trong đó có 5 phán quyết đã tuyên.

Việt Nam có thể yêu cầu xem xét đối với hành vi hạ đặt không phép giàn khoan HYSY 981, hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (trừ các tranh chấp về chủ quyền, ranh giới lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hoạt động quân sự, tình huống do Hội đồng Bảo an đang xem xét theo Tuyên bố 2006 về ngoại lệ của Trung Quốc căn cứ vào Điều 298.1 UNCLOS). Trong Đơn khởi kiện, Phillipines yêu cầu xem xét tính hợp pháp của đường chín đoạn, yêu cầu của Trung Quốc về vùng biển quá 12 hải lý xung quanh thực thể theo Điều 121.3 UNCLOS và quyền tài phán của Philipines trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đơn khởi kiện được nộp từ tháng 1/2013; Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền PCA nhưng Hội đồng Trọng tài gồm 5 thành viên đã được thiết lập và vụ việc đang trong quá trình xem xét. Việc sử dụng kênh này phải đảm bảo

 
không trùng lặp thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Bảo an hoặc Hội đồng Bảo an chấm dứt chương trình nghị sự xem xét tình huống được nêu ra (theo Điều 298.l.c UNCLOS). Hay nói cách khác, Việt Nam không sử dụng đồng thời một yêu cầu tại Hội đồng Bảo an và Trọng tài trừ phi Hội đồng Bảo an đã rút vấn đề khỏi chương trình nghị sự hoặc chính Hội đồng Bảo an yêu cầu áp dụng phương thức này giải quyết tranh chấp.
 
iv) Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức hàng hải quốc tế
 
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) có nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và giữ gìn bảo vệ môi trường trong hệ thống Tổ chức chuyên môn LHQ. Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên tổ chức này.
 
IMO có 170 quốc gia thành viên với 6 cơ quan chính bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng (thường trực), các ủy ban chuyên môn trong đó có ủy ban an toàn hàng hải. IMO cũng đã soạn thảo và thông qua một loạt điều ước, trong đó có Công ước SOLAS 1974/1978 và Công ước COLREG 1972; Việt Nam và Trung Quốc đều ỉà thành viên hai Công ước trên.
 
Vậy có thể đưa vấn đề về chính sách gây mất an toàn, an ninh hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông với những hành động có chủ ý, có tổ chức gây đâm va, đánh chìm phương tiện và thuyền viên của Việt Nam căn cứ vào mục tiêu của IMO và mục tiêu cũng như tinh thần Chương V SOLAS 1974/1978; căn cứ vào Điều 2.1, Điều 7, Điều 8 Công ước COLREG 1972.
 
v) Tòa Công lý Quốc tế (ICJ)
 
Phương án 1: Trong tương lai, nếu Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của Tòa hoặc thẩm quyền của Tòa mang tính bắt buộc đối với thành viên LHQ trên cơ sở sửa đổi quy chế ICJ, mọi hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh cũng như vi phạm nghĩa vụ điều ước, hoặc yêu cầu giải thích áp dụng pháp luật quốc tế đều có thể đưa ra Tòa ICJ .
 
Phương án 2: Khi Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền ICJ, Việt Nam và các nước ASEAN cũng như các nước Đông Bắc Á có thể thông qua tổ chức quốc tế thuộc hệ thống LHQ yêu cầu ICJ cho ý kiến tư vấn, giải thích Điều 121.3, giải thích về tuyên bố đơn phương về các ranh giới biển không được quy định trong UNCLOS; giải thích về hậu quả sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ trên biển theo Điều 2.4 Hiến chương LHQ; quy định Điều 1.3 Hiến chương LHQ về mục đích “khuyến khích việc tôn trọng quyền con người”; về thẩm quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong các tình huống đặc biệt tại các vùng biển theo yêu cầu từ đại diện nạn nhân...
 
vi) Cơ chế LHQ bảo vệ quyền con người
 
Khiếu nại chính sách/hành vi vô nhân đạo của tàu Nhà nước Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại các cơ quan của LHQ về quyền con người.
 
Cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ được sử dụng cả với quốc gia không là thành viên Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (như Trung Quốc) cũng như Nghị định thư bổ sung Công ước về khiếu kiện cá nhân (như Việt Nam). Cụ thể, Hiệp hội nghề cá/Tổng liên đoàn lao động có thể nêu tình huống xâm hại nghiêm trọng đến ngư dân tại Biển Đông từ phía Trung Quốc và yêu cầu thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền tiến hành với Báo cáo viên đặc biệt (Special rapporteur)/Chuyên gia nhân quyền độc lập/Nhóm làm việc xác định tình huống bất thường do Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền con người đối với ngư dân trên các cùng biển Việt Nam. Hiện có 37 báo cáo viên chuyên trách theo chủ đề và 14 báo cáo viên hoạt động tại các điểm nóng khác nhau trên toàn thế giới. Kết luận và báo cáo của họ sẽ được gửi lên Hội đồng Nhân quyền/Tổng thư ký LHQ có ý nghĩa về mặt uy tín rất to lớn.
 
Theo phương thức này, thậm chí các Hội nghề cá, các Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có thể kêu gọi Hội nghề cá Philippines sử dụng cơ chế Thủ tục đặc biệt với Nhóm làm việc (5 người) của Hội đồng Nhân quyền LHQ khi quyền con người của ngư dân bị Trung Quốc đe dọa.
 
2.2. Cơ chế quốc gia
 
Không cản trở bởi việc sử dụng đồng thời cơ chế Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đối với cùng một hành vi vi phạm của Trung Quốc (theo Điều 295 UNCLOS), có thể thực thi pháp luật theo cơ chế quốc gia đối với mỗi hành vi cụ thể từ phía các tàu cá, với hoạt động phi pháp của các chủ thể thực hiện chức năng thương mại trong vùng biển Việt Nam theo Điều 73.1 UNCLOS. Trong quá trình thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, Việt Nam có thể khám xét, bắt giữ và khởi tố theo pháp luật của mình trên cơ sở phù hợp với UNCLOS. Philippines cũng đã thực thi quyền tài phán theo cơ chế quốc gia trên Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.
Lê Thị Thanh Mai (TC NN&PL)
_____________________
Cùng tăng thu nhập với chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông ....http://luatsuadong.vn/chi-tiet-tin/99
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê