Thứ bảy, 19-07-2014 , 10:44:00 AM

 
1.2. Các yêu sách/hành vi khác của Trung Quốc
 
1.2.1. Đường lưỡi bò - đường 9 đoạn
 
Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò (ban đầu 11 đoạn sau đó bỏ đi 2 đoạn vào năm 1953) với vùng biển ôm trọn Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough. Đường 9 đoạn này được Trung Quốc lần đầu tiên gửi cho LHQ vào năm 2009.
 
Ý nghĩa của đường 9 đoạn không được hiểu thống nhất ngay đối với học giả Trung Quốc, tồn tại 4 quan điểm khác nhau về vấn đề này.
 
Tuyên bố về đường lưỡi bò không dựa trên Công ước UNCLOS mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên và cũng không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý quốc tế nào. Tuyên bố này vấp phải sự phản đối của các quốc gia trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Sự thiếu căn cứ của đường lưỡi bò thể hiện ngay trong lập luận của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế.
 
Đường lưỡi bò cũng là một trong những nội dung được Philippines đề cập trong đơn khởi kiện Trung Quốc vào tháng 01 năm 2013 tại Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) theo Phụ lục VII UNCLOS19.
 
1.2.2. Vùng biển quanh các đảo, các thực thể trên biển Đông của Việt Nam
 
Trung Quốc yêu sách về các vùng biển trong đó có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa quanh các đảo, các thực thể mà Trung Quốc chiếm đoạt trên Biển Đông như vùng biển gán với đất liền. Yêu sách này Trung Quốc sử dụng trong trường hợp hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trong “cái gọi” là vùng biển gắn quần đảo Hoàng Sa (ở khoảng cách gần nhất với đảo Tri Tôn quá 12 hải lý).
 
Theo UNCLOS, các quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì không thể có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa riêng (Điều 121.3) mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
 
Chưa có giải thích nội dung Điều 121.3 UNCLOS rõ ràng, cũng chưa có án lệ đầy đủ minh chứng cho lập luận trên. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ những năm 90 của thế kỷ trước đã đưa ra tiêu chí nhận diện các đảo này khi căn cứ vào khả năng sinh sống ổn định, lâu dài của dân cư mà không chỉ là nhóm vũ trang hoặc ngư dân tại các đảo do điều kiện khí hậu và đất đai tự nhiên; tiêu chí đời sống kinh tế riêng dựa vào khả năng sinh sống lâu dài của nhóm dân cư và khả năng khai thác của dân cư đối với các vùng biển quanh đảo.
 
Bên cạnh đó, một số án lệ gợi mở về các vùng biển quanh các đảo này. Một trong những án lệ gần đây được các luật gia thường nói tới đó là án lệ giữa Nicaragua và Colombia (Tòa Công lý quốc tế - ICJ giải quyết); trong đó liên quan đến một số thực thể nằm giữa vùng biển kín như Biển Đông. Theo phán quyết, các đảo ở giữa các vùng biển của Nicaragua và Colombia (mặc dù có cư dân sinh sống; có những đảo có tới 70.000 người sinh sống) nhưng cũng không được hưởng 200 hải lý bởi các đảo đó đối diện với bờ biển của quốc gia khác. Trong trường hợp này, các đảo đó chỉ có được 12 hải lý mà thôi. Chỉ các đảo đối diện với biền  cả hoặc vùng biển rộng lớn mới được hưởng đầy đủ các quyền của mình.
 
Vậy, các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển quanh quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế độc lập có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng là không có căn cứ.
 
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc “đất thống trị biển”, một khi Trung Quốc không có chủ quyền của mình đối với quần đảo thì các vùng biển liên quan cũng chịu chung số phận pháp lý.
 
Trên hết, Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của mình đối với các quần đảo và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quanh các quằn đảo này. Thái độ Việt Nam hiện nay đối với các yêu sách của các bên khác thể hiện nguyên tác thiện chí theo Điều 300 UNCLOS và kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông theo DOC.
 
1.2.3. Quyền chủ quyển, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam
 
Trung Quốc luôn khơi mào và duy trì chính sách gây hấn, hy vọng biến vùng biển của Việt Nam thành vùng tranh chấp và hưởng lợi từ đó. Chính sách “lấn sân” của Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài với chuỗi hành vi khác nhau nhưng đều xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.
 
Có thể phân loại nhóm hành vi cụ thể như sau:
 
Xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trong khai thác đánh bắt cá, thăm dò tài nguyên vì mục đích kinh tế bằng việc độc hành Lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; ngăn cản hoạt động nghề cá của ngư dân Việt Nam; ngăn cản việc thăm dò dầu khí như cắt cáp, tấn công tàu Việt Nam (vi phạm khoản 1 và 2 Điều 56 UNCLOS).
 
Lắp đặt không phép các thiết bị, công trình trong đó có giàn khoan HYSY 981 từ ngày 3/5/2014 cho đến nay trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa -xâm phạm độc quyền của Việt Nam tại vùng này (vi phạm Điều 60, Điều 77.2, Điều 80 UNCLOS).
 
Các tàu Nhà nước Trung Quốc trong đó có tàu và máy bay quân sự sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực tại nhiều thời điểm khác nhau và đặc biệt là trong hơn 1 tháng qua tấn công, gây hư hỏng nhiều tàu chấp pháp của Việt Nam (vi phạm Điều 2.4 Hiến chương LHQ; Điều 73.1 UNCLOS).
 
Tàu Nhà nước, tàu cá tấn công, thậm chí đánh chìm tàu cá DNA 90152 TS Việt Nam, gây thương tích cho ngư dân Việt Nam, cản trở việc cứu hộ ngư dân trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (vi phạm các nguyên tắc chung của Luật quốc tế theo Hiến chương LHQ, mục đích của Tổ chức hàng hải quốc tế mà Việt Nam và Trung Quốc là thành viên, mục tiêu của UNCLOS) .
 
Các hành vi khác trái với tôn chỉ mục đích Hiến chương LHQ, gây bất ổn định và đe dọa hòa bình an ninh khu vực, gây mất an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại vùng biển và vùng trời trên đó.
 
Với chuỗi hành vi trên, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Hiến chương LHQ, các nguyên tắc và quy định của UNCLOS cũng như các điều ước quốc tế có liên quan khác. Đặc biệt, Trung Quốc đã thực hiện những hành vi vô nhân đạo, bất chấp quyền tuyệt đối của con người khi tấn công ngư dân, cản trở cứu hộ ngư dân Việt Nam trên biển.

1.2.4. Hạ đặt giàn khoan HYSY 981 tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
 
Giàn khoan HYSY 981 được hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 7/5/2014 và di chuyển sang vị trí 15°33’38” vĩ Bắc 111°34’62” kinh Đông vào ngày 27/5/2014 và đang tiếp tục được di chuyển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm địa của Việt Nam. Vị trí này xét dưới góc độ tính từ đảo Tri Tôn (chưa xét đến chủ quyền đối với đảo) hay tính theo ranh giới vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc (đường cách đều đường cơ sở các bên; trong đó bao gồm điểm tính từ đảo Hải Nam và đảo Lý Sơn...) đều nằm trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
Hành vi hạ đặt giàn khoan và khoan thăm dò đã vi phạm khoản 1 Điều 56, khoản 1 và 2 Điều 60, khoản 1 và 2 Điều 77, Điều 80 UNCLOS.
 
Theo UNCLOS, việc hạ đặt công trình HYSY 981 trên biển và khoan xuống thềm lục địa đã tác động, dẫn đến tình trạng không thể khôi phục nguyên trạng bề mặt thềm lục địa của Việt Nam. Ngay cả khi vùng hạ đặt giàn khoan thực sự là vùng biển tranh chấp, việc làm này đã thể hiện chính sách không kiềm chế, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc. Không những thế, hành vi này lại xảy ra trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo UNCLOS, hành vi đó chỉ được phép thực hiện theo thỏa thuận rõ ràng từ phía Việt Nam.
 
2. Cơ chế pháp lý áp dụng đối vói yêu sách/hành vi của Trung Quốc
 
Việt Nam đã và đang thiện chí tuân thủ các cam kết quốc tế, Hiến chương LHQ cũng như ƯNCLOS. Việt Nam cũng đã kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao đấu tranh với các yêu sách/hành vi của Trung Quốc. Trong vòng 1 tháng qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HYSY 981, Việt Nam đã nỗ lực sử dụng kênh ngoại giao; trong đó đã gửi 3 công hàm cho phía Trung Quốc nhưng không nhận được trả lời. Vậy phương thức hòa giải tự nguyện theo Mục 1 Phần XV UNCLOS khong mang lại kết quả trong giai đoạn này. Tiếp theo, việc lựa chọn các phương án hòa bình thông qua việc sử dụng cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và ƯNCLOS nói riêng không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của các quốc gia liên quan.
 
Việc lựa chọn các cơ chế giải quyết có thể cân nhắc theo các tiêu chí sau:
 
Thẩm quyền giải quyết của thiết chế;
 
Chứng cứ và căn cứ được viện dẫn tương ứng với yêu cầu cụ thể; và
 
Hiệu quả mang tính tổng thể cuối cùng mà Việt Nam đặt ra.
 
Các phương án có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc song hành tùy thuộc vào yêu cầu giải quyết cụ thể trên cơ sở một phần hoặc toàn bộ chứng cứ và căn cứ tương ứng kèm theo. Việc lựa chọn này có tính đến các quy định, ngoại lệ theo UNCLOS và các quy định pháp luật quốc tế có liên quan khác về việc áp dụng một phương thức giải quyết cho cùng một vấn đề cụ thể.
________________________
Chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông ....http://luatsuadong.vn/chi-tiet-tin/99
____________________

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"  

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê