Thứ sáu, 24-10-2014 , 02:29:00 PM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

Các chuyên gia băn khoăn quy định cấm đặt tên doanh nghiệp trùng tên danh nhân có thể vi phạm quyền lợi của người thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định trong thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về việc Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, từ ngày 25-11 tới đây, doanh nghiệp không được dùng tên của danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp.

 

 

Ảnh minh họa: ToyotaSaigon

Ảnh minh họa: ToyotaSaigon

Thế giới không cấm

Cụ thể, chủ doanh nghiệp không được dùng tên danh nhân để đặt tên cho công ty, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp có họ, tên trong giấy khai sinh trùng với tên danh nhân. Nếu tên doanh nghiệp được đặt bằng cách ghép tên của tổ chức, cá nhân sáng lập nhưng trùng với tên danh nhân thì phải có dấu gạch nối giữa các tên tổ chức, cá nhân sáng lập được ghép.

Ngoài ra, tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược, tên những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm, người có tội với đất nước, dân tộc sẽ bị cấm sử dụng. Những ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác; sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác, miệt thị vùng, miền... cũng không được phép.

Ủng hộ quy định trên, ông Tạ Đình Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và đầu tư), cho rằng việc đặt tên trùng với danh nhân sẽ thành nhạo báng tên tuổi danh nhân nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt hoặc có vi phạm. “”Cần có danh sách rõ ràng tên tuổi danh nhân nào bị cấm để đơn vị đăng ký dễ thực hiện. Với những doanh nghiệp đã “lỡ” đặt tên theo tên danh nhân thì tới đây cũng phải tiến hành đổi tên” - ông Xuyên đề xuất.

“Áp dụng quan niệm truyền thống về việc “phạm húy” vào các quy định luật pháp là không hợp lý. Việc đặt tên doanh nghiệp theo tên danh nhân có thể có ý nghĩa tôn vinh, sao lại cấm” - chuyên gia Bùi Kiến Thành.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, cho rằng quy định này vi phạm quyền lợi của chủ doanh nghiệp. “Có thể chấp nhận một vài trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp không được “phạm húy” vì lý do nhất định chứ không phải tất cả. Ở nước ngoài, tên tổng thống hay tên các danh nhân văn hóa, các nhân vật được ngưỡng mộ vẫn được dùng để đặt tên cho doanh nghiệp mà không hề ảnh hưởng gì. Chỉ nên khuyến cáo doanh nghiệp lựa chọn tên gọi phù hợp, không được phản cảm, còn lại để họ tự quyết định. Nếu doanh nghiệp cố tình đặt tên phản cảm thì sẽ bị lên án, khó giao dịch làm ăn và hậu quả họ phải gánh chịu chứ không nên cấm đoán” - luật sư Đức nêu quan điểm.

Gay gắt hơn, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói ông chưa từng thấy có nước nào quy định cấm như vậy. “Chưa rõ cơ sở luật pháp nào quy định việc này. Pháp luật cho phép được làm những việc mà pháp luật không cấm. Vậy thì việc đặt tên doanh nghiệp theo tên doanh nhân không có lý gì để cấm, nhất là khi có những doanh nghiệp thực sự muốn đặt tên theo danh nhân để tỏ lòng ngưỡng mộ, noi theo” - ông Thành chỉ ra.

Cũng theo ông, thông tư không nêu rõ tên danh nhân bị cấm là danh nhân trong nước hay bao gồm cả nước ngoài. Đồng thời cũng cần làm rõ nội dung này bởi nhiều công ty nước ngoài mang tên danh nhân họ ngưỡng mộ khi qua Việt Nam làm ăn sẽ thành phạm luật.

Doanh nghiệp bị phiền hà

Ông Nguyễn Văn Thạc, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nam Định, Giám đốc Công ty TNHH Ô tô Đại Duy, cho rằng quy định này vừa vi phạm quyền lợi vừa làm khó doanh nghiệp trong việc lựa chọn tên, nhất là khi chưa có hướng dẫn cụ thể tên danh nhân nào bị cấm. “Khái niệm danh nhân còn chưa rõ trong khi thời hạn thực hiện quy định trên đã gần kề mà chưa có danh sách hướng dẫn cụ thể. Có những trường hợp doanh nghiệp ưa thích một tên gọi nào đó nhưng cơ quan cấp phép lại cho rằng trùng với tên tuổi một vị danh nhân và yêu cầu dùng tên khác thì rõ ràng phiền cho doanh nghiệp” - ông Thạc nói.

Ông Thạc cũng đặt vấn đề doanh nghiệp đang có tên trùng với tên danh nhân thì có phải đổi tên không. “Nếu không phải đổi tên thì tạo sự không bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác. Còn nếu phải đổi tên thì lại rất phiền hà cho doanh nghiệp, thậm chí thiệt hại không nhỏ vì phải làm lại con dấu, giấy tờ, mọi hoạt động giao dịch với khách hàng cũng bị ảnh hưởng, chưa kể mất bạn hàng, mất uy tín…” - ông Thạc chỉ ra.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho rằng cấm hay không cấm cần có sự đánh giá, phân tích kỹ càng và phải lấy ý kiến rộng rãi để đảm bảo doanh nghiệp không bị gây khó khăn hoặc mất quyền lợi. “Theo tôi hiện nay vẫn chưa nên cấm vì hoàn toàn chưa có cơ sở và chưa có thông lệ” - ông Việt nêu ý kiến.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp phá sản rất nhiều, các cơ quan quản lý nên có nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, hoàn toàn không nên “đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh muốn thành lập, đặt tên doanh nghiệp cũng phải hết hơi dò xem tên gọi có “phạm” vào tên danh nhân hay tội đồ hay địa danh bị cấm nào không”.

 

Mất tên gọi “Sài Gòn”?

Theo luật sư Trương Thanh Đức, quy định không được dùng tên gọi địa danh, đất nước trong thời kỳ bị xâm lược, phụ thuộc đồng nghĩa với rất nhiều doanh nghiệp có tên gọi gắn với chữ “Sài Gòn” sẽ biến mất.

Trong khi đó, tên Sài Gòn đã trở thành quen thuộc và trở thành tên gọi của nhiều doanh nghiệp như: Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, Công ty CP sản xuất Thương mại May Sài Gòn, Công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn… “Sẽ không dễ dàng khi rất nhiều doanh nghiệp phải đổi tên, chưa kể đến việc này sẽ rất tốn kém” - ông Đức băn khoăn.

Tác giả Phương Nhung (Nguồn: Báo Người lao động)
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.6681411

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê