Nghiện ma túy có được nuôi con nhỏ?
Thứ sáu, 17-10-2014 , 02:42:00 AM
Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************
****************
Khi xử ly hôn, TAND thị xã Gò Công và TAND tỉnh Tiền Giang đã cho người cha nghiện ma túy nuôi con nhỏ dưới ba tuổi. Liệu quyết định này có hợp tình, hợp lý và đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ?
Năm 2011, bà MTHC và ông TQAK (ở Gò Công, Tiền Giang) kết hôn và có với nhau hai con chung, một bé hiện đã 28 tháng và một bé tám tháng tuổi.
Đầu 2014, bà C. yêu cầu tòa cho ly hôn với lý do ông K. lười lao động, thiếu nợ khắp nơi, suốt ngày chỉ ăn nhậu, cờ bạc, cá độ và đặc biệt là bị nghiện ma túy nặng. Theo bà C., thực tế quan hệ vợ chồng giữa hai người không hòa hợp do thường xuyên có mâu thuẫn nặng, ông K. nhiều lần kiếm cớ gây gổ với bà.
Cho nuôi để “ổn định tinh thần cháu bé”
Nguyện vọng của bà C. là được tòa giao quyền nuôi cả hai con vì chúng còn quá nhỏ, bà không cần ông K. phải cấp dưỡng hằng tháng. Bà C. giãi bày: “Tôi không thể yên tâm giao con cho một người không biết lo cho gia đình, suốt ngày chỉ lo ăn nhậu, hút chích và không có công ăn việc làm ổn định. Trong khi tôi làm nghề buôn bán và săn sóc da mặt ở chợ nên có điều kiện cả về kinh tế lẫn thời gian đủ chăm sóc hai con. Về mặt tình cảm, tôi đứt ruột sinh ra và hai đứa trẻ còn quá ngây dại nên không nỡ lòng nào rời xa chúng…”.
Theo bà C., ông K. có làm thợ cửa sắt nhưng thu nhập không đủ nuôi sống bản thân, phải bấu víu vào cha mẹ, ông lại nghiện ngập nên không thể đủ điều kiện chăm sóc, dạy bảo con nhỏ nên người.
Ông K. thì yêu cầu được nuôi bé lớn và cấp dưỡng 1,5 triệu đồng/tháng cho bà C. nuôi bé nhỏ. Về tài sản chung, do hai bên không có nên không yêu cầu gì.
Ngày 10-6, TAND thị xã Gò Công (Tiền Giang) xử sơ thẩm chấp nhận yêu cầu ly hôn nhưng lại giao đứa con lớn cho ông K. trực tiếp nuôi dưỡng. Tòa nhận định ông K. có thu nhập ổn định, có khả năng đảm bảo cho con ăn ở, sinh hoạt, học tập. Hơn nữa, từ khi ly thân đến ngày xử sơ thẩm, cháu bé vẫn ở với ông K. nên tiếp tục giao cháu cho ông nuôi để ổn định tinh thần cháu bé.
Có chứng cứ đang nghiện ma túy vẫn được nuôi?
Bà C. kháng cáo và giữ nguyên yêu cầu ban đầu là được nuôi hai con, không cần ông K. phải cấp dưỡng. Đồng thời, để chứng minh ông K. đang nghiện ma túy, bà đã làm đơn gửi Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tiền Giang xin cung cấp thông tin về ông K.
Ngày 20-8 (trước phiên xử phúc thẩm năm ngày), cơ quan này có công văn gửi TAND tỉnh thông tin như sau: Ông K. bắt đầu sử dụng trái phép chất ma túy từ năm 2009, loại ma túy sử dụng là heroin với hình thức là chích trực tiếp vào máu; tháng 4-2012, ông K. bị Công an thị xã Gò Công phát hiện, lập hồ sơ và đang quản lý; từ năm 2009 đến nay ông K. chưa được cai nghiện.
Bà C. còn cho biết thêm, ngày 4-10 vừa qua, ông K. tiếp tục bị công an bắt quả tang khi đang sử dụng ma túy.
Tuy nhiên, tại phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Tiền Giang vẫn bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm với nhận định án sơ thẩm đã phân tích và quyết định hợp tình, hợp lý.
Sau phiên tòa phúc thẩm, bà C. làm đơn kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
Theo bà C., nhận định của hai cấp tòa cho rằng ông K. đủ điều kiện nuôi con là không đúng cả về thực tế lẫn tình cảm. Về pháp luật, bà C. nói khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Trong khi đứa trẻ mới chỉ 28 tháng tuổi, không đủ khả năng chống chọi với những tác động xấu từ môi trường sống không tốt.
Bà C. cho biết mới đây, ngày 14-10, TAND Tối cao đã có hồi báo là đang xem xét hồ sơ và yêu cầu bà xác nhận lại địa chỉ nơi cư trú rồi gửi cho TAND Tối cao.
Sai cả lý lẫn tình Chiếu theo quy định pháp luật thì quyết định của tòa không đủ thuyết phục. Về lý luận, muốn xử giao con cho ai tòa phải cân nhắc kỹ hai yếu tố: Xuất phát từ lợi ích của con chứ không phải của cha mẹ và lợi ích này gắn với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Theo đó, đúng ra tòa phải giao hết hai đứa trẻ cho bà C. nuôi. Có thể ông K. có đủ điều kiện về vật chất nhưng về việc quản lý, giáo dục, dạy dỗ thì không ổn vì bản thân ông là người nghiện ma túy, nếu không cẩn thận đứa trẻ lớn lên sẽ bị tổn thương về tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ. Tòa giao bé lớn cho ông K. nuôi với lý do ông đã nuôi dưỡng tốt trong lúc ly thân. Nhưng nên nhớ rằng thời gian ly thân rất ngắn, trong khi luật quy định phải vì lợi ích lâu dài của đứa trẻ (ít nhất đến khi 18 tuổi). Vì thế không nên lấy sự ổn định trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài của đứa trẻ. Về mặt tình cảm, hai đứa trẻ còn nhỏ, rất cần bàn tay chăm sóc và hơi ấm, giọt sữa từ người mẹ. Chưa nói, nếu cho hai bé ở chung với nhau cũng tạo ra sự gắn bó anh em, sau này tình cảm không bị sứt mẻ do mỗi người giáo dục con một kiểu. Ngoài ra việc bà C. nuôi con không có nghĩa các bé mất đi quyền lợi, nếu sau này ông K. thấy mình có điều kiện hơn thì có thể yêu cầu tòa tuyên bố thay đổi người nuôi con. TS NGUYỄN VĂN TIẾN, Trưởng bộ môn Luật hôn nhân - gia đình, ĐH Luật TP.HCM Đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho trẻ Người trực tiếp nuôi con phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ, đặc biệt các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, đảm bảo cho việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển về tinh thần. (Trích Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình) |
Theo THANH TÙNG (Nguồn: PLO)
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam), và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.6681411
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê