Thứ ba, 28-10-2014 , 12:48:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
**************** 
Tòa có quyền tự điều tra hay không, VKS có quyền điều tra hành vi chạy án, tội tham nhũng… hay không là những vấn đề gây nhiều tranh luận tại phiên thảo luận về dự luật tổ chức TAND và dự luật tổ chức VKSND sửa đổi ngày 27-10.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, quá trình góp ý dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, một số ý kiến đã đề nghị bổ sung nội dung tòa có quyền kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử hoặc tòa có quyền điều tra, xác minh bổ sung chứng cứ trong trường hợp cần thiết đối với các vụ án hình sự. Tuy nhiên, đề xuất trên đã không được thể hiện trong dự thảo trình ra Quốc hội lần này.

Tòa có thẩm quyền điều tra?

Bấm nút xin phát biểu, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn (Hà Nội) dẫn lại điểm c khoản 3 Điều 2 dự thảo quy định: Tòa có quyền trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung hoặc yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc chủ trì phối hợp với VKS xác định việc xác minh thu thập bổ sung chứng cứ nếu xét thấy cần thiết.

Ông Sơn cho rằng dự thảo mới chỉ nhắc lại BLTTHS hiện hành. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc tòa chỉ có “quyền yêu cầu” mà không có “quyền quyết định” là không phù hợp với Hiến pháp mới và chủ trương của Đảng, không bảo đảm cho tòa thực hiện được quyền tư pháp. Để tòa thực hiện một nhiệm vụ hiến định là bảo vệ công lý thì tòa phải kiểm soát toàn bộ quá trình tố tụng, từ khi khởi tố cho tới khi tuyên án.

Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phạm Văn Gòn phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

 

Ông Sơn nêu thực tế: Trường hợp thẩm phán, HĐXX thấy cần điều tra bổ sung để xác định có tội hay không có tội, cần khởi tố, truy tố thêm tội, hành vi phạm tội nhưng VKS không chấp nhận hoặc chỉ làm thêm một số vấn đề, còn một số vấn đề không đáp ứng yêu cầu của thẩm phán, HĐXX thì tòa vẫn phải tiến hành xét xử theo quy định của BLTTHS. Cạnh đó, quá trình xét xử, việc triệu tập những người làm chứng, những người biết tình tiết liên quan đến vụ án là hết sức khó khăn và hầu hết họ đều không muốn có mặt để khai báo khi có bị cáo hoặc người bị hại ở phiên tòa. Như vậy, việc xét xử chủ yếu vẫn phải dựa vào hồ sơ vụ án mà chính tòa cũng thấy chưa rõ đúng hay sai. Do đó, “tòa phải có quyền tự điều tra xác minh thu thập chứng cứ, khắc phục việc điều tra, truy tố sai nếu có” - ông Sơn kết luận.

Đồng tình, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) ví von: “Tòa không thể xét xử theo một mâm cỗ dọn sẵn của cơ quan điều tra và công tố”. Ông Nghĩa đề nghị không nên áp dụng quy định tòa có quyền trả hồ sơ mà thay vào đó là tòa có quyền nêu những yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ và chủ trì việc xác minh thu thập chứng cứ với sự cộng tác của VKS. “Nếu tòa thấy không đủ chứng cứ buộc tội thì có quyền bác quyết định khởi tố, bác cáo trạng và tuyên vô tội” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

VKS được điều tra hành vi chạy án?

Đối với Luật Tổ chức VKSND sửa đổi, đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) cho rằng nếu chỉ giao cho CQĐT của VKS điều tra những vụ tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp là chưa phù hợp. Bởi theo chương về tội phạm chức vụ trong BLHS, ngoài các tội tham nhũng còn có mục các tội phạm khác về chức vụ.

“Thực tiễn đã xảy ra nhiều vụ cán bộ các cơ quan tư pháp làm lộ bí mật công tác như làm lộ thông tin bắt tạm giam, khám xét, kê biên dẫn đến người phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản như vụ Dương Chí Dũng” - ông Long nói. Theo ông, còn rất nhiều những hành vi như môi giới hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tư pháp chiếm đoạt tài sản mà xã hội chúng ta thường gọi là chạy án. “Đây là những tội phạm thật sự xâm phạm đến trật tự hoạt động tư pháp. Nếu CQĐT của VKS không được giao thẩm quyền điều tra những tội phạm trên thì khó có thể bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố vốn là mục tiêu của cải cách tư pháp”.

Từ đó, ông Long đề nghị bổ sung vào dự luật giao cho CQĐT của VKS điều tra một số tội phạm khác về chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ cơ quan tư pháp.

Đồng tình, đại biểu Phạm Văn Gòn (TP.HCM) còn cho rằng nên giao cho VKS thẩm quyền điều tra một số tội về tham nhũng do CQĐT khác tiến hành nhưng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, làm oan hay bỏ lọt tội phạm. Điều này mới tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cũng đề nghị giao thêm một số thẩm quyền điều tra cho VKS. “Như việc một đồng chí thứ trưởng Bộ Công an phạm tội, nếu giao cho VKS điều tra thì gắn liền với hoạt động tư pháp và sẽ hiệu quả hơn” - ông Thuyền nói.

Một vấn đề được đa số đại biểu thống nhất là giao cho VKS thẩm quyền khởi tố các vụ việc dân sự. “Thực tế có một số vụ việc, doanh nghiệp nhà nước vì nhiều lý do khác nhau đã không khởi kiện ra tòa bảo vệ tài sản nhà nước được giao quản lý, sử dụng. Nếu giao cho VKS chức năng trên thì sẽ rất tốt” - ông Hà Công Long nói.

Tiếp tục đề nghị xem lại kỳ án vườn mít

Trong phiên thảo luận, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Thuận) đã dành ít phút trong quỹ thời gian bảy phút của mình để tiếp tục đề cập đến kỳ án vườn mít.

Theo ông Hùng, ngay sau khi bị tuyên án chung thân vào ngày 30-8-2013, ngày 5-9-2013, Lê Bá Mai đã gửi đơn kêu oan. cha mẹ và luật sư của Mai cũng liên tục gửi đơn kêu oan cho Mai nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Điều này trái ngược với thông tin mà Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình công bố hôm 25-10 rằng bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, Mai cho đến nay không có đơn kêu oan.

Ông Hùng cho biết hiện có một nhân chứng đứng ra cung cấp thông tin minh oan cho Mai là bà Nguyễn Thị H. Bà H. là người dân ở đó, biết khá rõ và chi tiết sự việc. Bà H. đã khai báo với cán bộ điều tra ngay từ đầu nhưng không rõ vì lý do gì bà không được mời làm nhân chứng khi xét xử vụ án. Bà H. đã có đơn xin ra làm chứng nhưng từ khi làm đơn, bà liên tục bị điện thoại nặc danh đe dọa…

Ông Hùng cũng khẳng định có đủ căn cứ để xem xét tái thẩm hay giám đốc thẩm đối với vụ án, tránh để xảy ra oan sai đáng tiếc.

Tác giả ĐỨC MINH - THÀNH VĂN (Nguồn: Báo Pháp luật TP. HCM)
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.6681411

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê