Thứ năm, 16-10-2014 , 05:33:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

Tòa TP hủy án của tòa quận vì cho rằng vụ án có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền xét xử sơ thẩm thuộc tòa cấp tỉnh. Sau đó, khi tòa TP chuẩn bị xử sơ thẩm lại thì mới biết… vụ án không có yếu tố nước ngoài.

TAND TP.HCM vừa hoãn xử vụ PTMT bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng) để xem xét về thẩm quyền xét xử.

Vụ án này trước đó được xử sơ thẩm tại TAND quận 3, sau đó bị cấp phúc thẩm hủy án để xác định lại thẩm quyền, nay lại gây tranh cãi là thẩm quyền xét xử thuộc tòa cấp nào.

Lấy tiền tiết kiệm của đồng nghiệp

Theo hồ sơ, ngày 17-7-2012, T. (nguyên nhân viên điều dưỡng khoa Xương khớp BV 115) đi vào phòng nghỉ nhân viên thì nhặt được một sổ tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và một CMND mang tên chị Đ. (nhân viên cùng khoa với T.).

Sau đó, T. đã ra phòng giao dịch của ACB tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) đưa sổ tiết kiệm, CMND cho nhân viên ngân hàng và giả chữ ký của chị Đ. rút hết gần 208 triệu đồng tiền tiết kiệm.

Phát hiện mất sổ, chị Đ. đến ACB kiểm tra thì được báo tiền tiết kiệm đã bị rút hết. Qua kiểm tra camera ghi hình tại phòng giao dịch của ngân hàng, chị Đ. xác định người rút tiền chính là T. Sau đó, phía ACB đã trình báo toàn bộ sự việc cho cơ quan công an.

Án có yếu tố nước ngoài?

T. bị khởi tố, truy tố theo điều khoản đã nêu và đưa ra xét xử tại TAND quận 3. Ngày 13-9-2013, TAND quận 3 đã phạt T. hai năm sáu tháng tù treo (thời gian thử thách là năm năm). Hơn 13 ngày sau, VKS quận 3 có kháng nghị yêu cầu TAND TP.HCM xử phúc thẩm theo hướng hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm theo đúng thẩm quyền và chuyển hình phạt án treo thành tù giam đối với T.

Theo VKS quận, tòa sơ thẩm không đưa ACB vào tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án này là vi phạm BLTTHS. Việc tòa sơ thẩm xác định chị Đ. là nạn nhân trong vụ án là không đúng bởi chị Đ. chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, qua kiểm tra thì thấy ACB có 30% vốn nước ngoài nên việc tòa cấp huyện thụ lý, xét xử là chưa đúng mà thẩm quyền xét xử loại án này là của tòa cấp tỉnh.

Xử phúc thẩm hồi đầu năm nay, TAND TP.HCM đã đồng tình với kháng nghị trên, hủy toàn bộ án sơ thẩm, giao hồ sơ cho chính tòa này xét xử sơ thẩm lại theo thẩm quyền.

Hóa ra không phải

Cuối tháng 5, VKSND TP.HCM đã ra cáo trạng mới truy tố T. Tuy nhiên, đến khi chuyển hồ sơ qua TAND TP.HCM để xét xử thì phát hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ACB, khi được thành lập, ngân hàng này có vốn 100% trong nước, không có vốn nước ngoài. Phần 30% mà VKS quận 3 từng cho rằng là vốn nước ngoài thật ra chỉ là giá trị cổ phiếu của ACB được người nước ngoài mua trên sàn chứng khoán.

Vụ án đến đây đã nảy sinh vấn đề: Nếu ACB không có vốn nước ngoài thì việc xác định thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án thuộc cấp tỉnh là không đúng quy định. Vậy phải giải quyết hậu quả pháp lý như thế nào?

Có hai luồng ý kiến về việc này: Một cho rằng TAND TP.HCM chỉ cần chuyển hồ sơ về cho TAND quận 3 xét xử sơ thẩm lại. Một luồng ý kiến khác lại nói bản án phúc thẩm (trong đó có nội dung xác định thẩm quyền xét xử thuộc tòa cấp tỉnh) đang có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần xem xét và hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng cần giải quyết lại vụ án theo thủ tục phá án. Theo luật sư Hoàng Văn Trợ (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai), BLTTHS chỉ quy định với vụ án phức tạp thì cơ quan tố tụng cấp tỉnh có thể rút hồ sơ của cấp huyện lên giải quyết sơ thẩm mà không quy định trình tự ngược lại. Trong trường hợp này, nếu đẩy hồ sơ vụ án về cấp quận để xử sơ thẩm là không hợp lý bởi TAND quận 3 không thể xét xử vụ án theo cáo trạng của VKSND TP.HCM. Hơn nữa, nếu làm vậy thì sẽ không thấy rõ là bản án phúc thẩm đã có quyết định không chính xác.

Một vụ án, bốn quan điểm về thẩm quyền

Tháng 9-2013, Phạm Văn Bắc, công nhân Công ty TNHH Cà phê Ngon (100% vốn nước ngoài, trụ sở ở xã Dray Bhăng, Cư Kuin, Đắk Lắk) đã bị bắt quả tang khi đang trộm cắp một cuộn dây điện trị giá gần 5,6 triệu đồng.

Trong vụ án này, có bốn quan điểm khác nhau về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.

Quan điểm thứ nhất: Thẩm quyền thuộc cơ quan tố tụng cấp tỉnh. Bởi lẽ theo Công văn số 81/2002 của TAND Tối cao, nếu vụ án có người bị hại là người nước ngoài thì thẩm quyền xử sơ thẩm thuộc tòa cấp tỉnh. Như vậy, các giai đoạn điều tra, truy tố trước đó cũng phải thuộc cấp tỉnh.

Quan điểm thứ hai: Thẩm quyền điều tra, truy tố thuộc cấp huyện nhưng tòa cấp huyện chuyển hồ sơ cho tòa cấp tỉnh xử sơ thẩm. Bởi lẽ Công văn 81/2002 của TAND Tối cao chỉ hướng dẫn về thẩm quyền xét xử, không hướng dẫn về thẩm quyền điều tra, truy tố. Như vậy sau khi VKS cấp huyện truy tố, chuyển hồ sơ qua thì tòa huyện căn cứ vào Điều 174 BLTTHS để chuyển vụ án cho tòa tỉnh xét xử.

Quan điểm thứ ba: Thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử đều thuộc cấp huyện. Bởi lẽ BLTTHS 2003 không có điều luật nào quy định vụ án có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh. Mặt khác, vụ án này thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nếu căn cứ vào Điều 170 BLTTHS thì thuộc cấp huyện. Chưa kể, Công văn 81/2002 của TAND Tối cao hướng dẫn BLTTHS 1988, trong khi bộ luật này đã được thay thế bằng BLTTHS 2003.

Quan điểm thứ tư: Thẩm quyền điều tra thuộc cấp huyện, thẩm quyền truy tố, xét xử là thuộc cấp tỉnh.

Tác giả HOÀNG YẾN (Nguồn: Báo pháp luật TP.HCM)

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.6681411

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê