Thứ tư, 26-11-2014 , 04:28:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh

**************** 
Người mẹ qua đời để lại ba di chúc. theo luật, bản di chúc nào có hiệu lực pháp luật?

Bà P., nguyên đơn của vụ kiện, trình bày: Cha mẹ bà có hai người con là bà và bà C. Cha bà mất sớm, còn mẹ bà mất vào tháng 12-2010. Cả hai chị em bà P. đều đang định cư tại Úc. Tài sản của mẹ bà để lại gồm một căn nhà cấp 4 xây trên thửa đất hơn 20.100 m2 và một thửa đất hơn 4.200 m2 ở xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT).
 

Ba bản di chúc và hai nội dung

Khi còn sống, người mẹ lập hai bản di chúc. Một bản lập vào tháng 9-2007 tại một văn phòng luật sư ở TP.HCM. Bản di chúc này người mẹ chia cho bà P. được hưởng căn nhà, còn diện tích đất chia đôi cho hai chị em bà P. Bản di chúc thứ hai lập ngày 15-10-2010, được công chứng tại Văn phòng công chứng (VPCC) Vì Dân. Khi lập di chúc, người mẹ còn minh mẫn nhưng do đi lại khó khăn nên bà yêu cầu bà P. mời công chứng viên đến nhà. Nội dung di chúc này giống bản lập năm 2007 nhưng có thêm nội dung là một người họ hàng được người mẹ cho hưởng bộ ghế thờ gồm lư hương, chân đèn, chò, đĩa quả, bình hoa.

Sau khi người mẹ điểm chỉ vào di chúc này, công chứng viên giao lại cho người mẹ hai bản chính. Ba ngày sau, người mẹ phát hiện có sai sót về lỗi đánh máy đối với số liệu diện tích đất và nơi lập di chúc. Sau đó công chứng viên lại đến nhà để sửa lỗi trên bằng cách ghi chú viết tay vào bên lề tờ di chúc. Theo đó, diện tích một trong hai thửa đất là hơn 19.700 m2 (theo giấy đỏ) chứ không phải 20.100 m2 như đã ghi trước đó.

Một trong những di sản do mẹ bà P. để lại. Ảnh: KL

Sau khi mẹ qua đời, chị em bà P. không thỏa thuận được việc chia di sản nên kiện nhau ra TAND tỉnh BR-VT. Tại buổi hòa giải, bà C. (em gái bà P.) trưng ra một bản di chúc nữa được lập vào tháng 7-2008 tại Phòng công chứng số 2 tỉnh BR-VT. Bản di chúc này thể hiện người mẹ để lại toàn bộ tài sản cho bà C., gồm hai thửa đất nói trên và một căn nhà khác tại TP.HCM. Bà đề nghị tòa công nhận bản di chúc này.

Sơ thẩm: Công nhận bản di chúc năm 2008

Xử sơ thẩm, TAND tỉnh BR-VT cho rằng bản di chúc lập năm 2008 tại Phòng Công chứng số 2 là hợp pháp, còn bản do VPCC Vì Dân lập năm 2010 là vô hiệu.

Theo tòa này, bản di chúc năm 2010 có ba trang nhưng không được đánh số thứ tự, điểm chỉ thiếu, không có sơ đồ minh họa vị trí đất. Ngoài ra, tại trang 1 di chúc thể hiện tài sản của người mẹ để lại chỉ bao gồm hai thửa đất nhưng trang 2 lại nói thêm người mẹ cho một người họ hàng khác được hưởng bộ ghế thờ, lư hương, chân đèn, bình hoa… Như vậy, tài sản để lại và sự định đoạt của người mẹ không rõ ràng…

Cạnh đó, tòa còn cho rằng di chúc lập năm 2010 khẳng định người mẹ tự nhận thấy có đủ năng lực hành vi để lập di chúc là không có căn cứ. Hồ sơ công chứng không có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng người mẹ còn minh mẫn; các nhân chứng nói thời điểm khoảng 3-5 tháng trước khi mất người mẹ sức khỏe rất yếu, nằm một chỗ, không còn biết gì nữa. Ngoài ra, tòa cho rằng qua tài liệu thu thập của tòa tại UBND xã Bàu Chinh có căn cứ khẳng định việc sửa chữa nội dung bản di chúc năm 2010 được thực hiện sau khi mẹ bà P. đã chết chứ không phải bốn ngày sau khi công chứng.

Từ đó tòa tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà P., đồng thời bà C. được hưởng di sản thừa kế của mẹ để lại theo di chúc năm 2008.

Phúc thẩm: Di chúc cuối cùng có hiệu lực

   Bà P. kháng cáo. Xử phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM khẳng định xét về hiệu lực thì bản di chúc được lập tại VPCC Vì Dân là di chúc có hiệu lực pháp luật. Theo tòa, khi lập di chúc người mẹ còn minh mẫn, nói chuyện được. Tại thời điểm lập, ngoài công chứng viên VPCC Vì Dân còn có các nhân chứng khác chứng kiến việc người mẹ nghe rõ và đồng ý với nội dung công chứng.

Về nội dung, di chúc ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc, họ tên người lập di chúc cũng như người được hưởng di sản, tên di sản và nơi có di sản. Dù có sai sót một số lỗi kỹ thuật nhưng những sai sót này cũng đã được khắc phục, không ảnh hưởng đến nội dung.

Từ đó tòa tuyên di sản của người mẹ được chia theo di chúc lập tại VPCC Vì Dân. Có điều  tòa vẫn sử dụng số liệu cũ, không theo bản di chúc mà VPCC Vì Dân đã sửa. Cụ thể, thay vì tuyên bà P. được hưởng 1/2 thửa đất rộng hơn 19.700 m2 thì tòa vẫn lấy số liệu thửa đất đó rộng 20.100 m2.

Di chúc sau cùng có hiệu lực

Khoản 5 Điều 667 BLDS quy định rõ: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Như vậy nội dung di chúc năm 2010 có hiệu lực và thực tế thì nó cũng trùng với nội dung di chúc 2007. Có thể di chúc 2010 có thiếu sót hoặc vi phạm về hình thức nhưng khoản 4 điều luật trên cũng nói rõ, khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Do đó di chúc sai phần nào sửa phần đó chứ không thể tuyên vô hiệu toàn bộ di chúc. Phần nội dung một người họ hàng được mẹ bà p. cho hưởng một số đồ thờ cúng không ảnh hưởng gì đến việc định đoạt di sản là diện tích đất và ngôi nhà. Quyết định của tòa phúc thẩm là có lý và đúng pháp luật.

Việc tòa phúc thẩm không để ý chỉnh sửa lại diện tích đất cho đúng mà vẫn dùng số liệu cũ là một thiếu sót nhưng theo tôi vẫn có thể thi hành án. Vì di chúc năm 2010 có nội dung phù hợp và phát triển từ di chúc 2007, tức phần nội dung quan trọng nhất là mỗi người được hưởng một nửa diện tích đất. Như vậy dù có chênh lệch về số liệu giữa di chúc và thực tế thì cũng không sao, cứ lấy tổng diện tích rồi chia cho mỗi người một nửa là xong.

Luật sư PHẠM MINH TÂM, Đoàn Luật sư TP.HCM

Thi hành án “cầu cứu” tòa

Tháng 4-2014, Cục Thi hành án dân sự tỉnh BR-VT có quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của bà P. Cuối tháng 6, cơ quan này đã gửi công văn cho Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đề nghị giải thích bản án nói trên. Lý do, Cục nhận thấy có sự chênh lệch 450 m2 đất giữa bản án tuyên và sơ đồ vị trí đất do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức xác lập. Do vậy để có cơ sở thi hành và giải quyết khiếu nại, Cục cần tòa giải thích lại về sự chênh lệch này. Tuy nhiên, đến nay tòa vẫn chưa có công văn trả lời.

Tác giả TRÙNG KHÁNH (PLO)
_________________

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê