Thứ tư, 26-11-2014 , 10:28:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh

**************** 
Nội luật hoá là quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước đế có nội dung pháp lý đúng với nội dung của các quy định của điểu ước đã được ký kết hoặc gia nhập). Mục đích nội luật hoá không phải là để khẳng định hiệu lực pháp lý của điều ước bởi vì dưới góc độ pháp lý quốc tế, hiệu lực của một điều ước quốc tế nhất định không bị chi phối bởi việc nó đã được nội luật hoá hay chưa. 

Cụ thể, để có hiệu lực, một điều ước quốc tế cần đáp ứng các điều kiện nhất định: thứ nhất, phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; thứ hai, nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của điều ước do các bên kết ước thoả thuận và thường ghi nhận rõ ràng, chính xác ở phần cuối cùng trong cơ cấu của điều ước đó. Nếu hiểu nội luật hoá là điều kiện để điều ước quốc tế có hiệu lực với quốc gia thành viên là hoàn toàn không chính xác, bởi vì khi điều ước quốc tế đã có hiệu lực thì quốc gia đương nhiên có nghĩa vụ thi hành bất kể có (hoặc đã) nội luật hoá hay không. Khoản 3 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định : “căn cứ yêu cầu, nội dung, tính chất của điểu ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó. Nội dung của điều khoản này đã khẳng định việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là:“để thực hiện điểu ước quốc tế”. Nói cách khác, mục đích nội luật hoá là nhằm hướng tới việc thực hiện điều ước quốc tế. Với cách hiểu về nội luật hoá trên đây, việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước - hoạt động nội luật hoá điều ước quốc tế đương nhiên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Cụ thể:
  • Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dưới góc độ lý luận, đây không chỉ là nguyên tắc cơ bản của hoạt động nội luật hoá mà nó còn thể hiện rõ ràng đường lối, chính sách của Nhà nước Việt nam trong hoạt động điều ước quốc tế. Theo khoản 6 Điều 3 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên... ” Nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sunt servanda) không cho phép các quốc gia được viện dẫn pháp luật nước mình để không thực hiện điều ước quốc tế (Điều 27 Công ước Viên năm 1969). Đây cũng chính là một trong những cơ sở của việc hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định trong pháp luật hoặc áp dụng trên thực tiễn nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên quy định khác nhau về cùng một vấn đề.
Trên cơ sở nghiên cứu quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan của Việt nam như Hiến pháp, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thực tiễn thực thi điều ước quốc tế của Việt Nam cũng như đặc thù của ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, để đảm bảo hiệu quả mục đích nội luật hoá điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoạt động nội luật hoá của Việt Nam phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
(Hết phần 1)

_________________

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê