Ông Tập thay ông Hồ
Thứ hai, 04-03-2013 , 02:50:00 PM
Khoảng 3000 đại biểu của Cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc sẽ họp mặt tại Bắc Kinh vào ngày 5/3 tới để tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội nước này.
Chương trình nghị sự
Các thủ tục pháp lý để hoàn tất cuộc chuyển giao quyền lực cho một thế hệ lãnh đạo mới trong bộ máy nhà nước Trung Quốc sẽ được thực hiện trong những ngày tới khi Quốc hội Trung Quốc họp. Tại kỳ họp này các dân biểu của Trung Quốc sẽ thể thức hóa những thay đổi về bộ máy lãnh đạo cấp cao đã được Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua.
Tại kỳ họp này ông Tập Cận Bình sẽ chính thức thay thế ông Hồ Cẩm Đào giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Lý Khắc Cường, nhân vật thứ hai của Đảng, sẽ lên thay Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc được hy vọng là sẽ thực hiện những cam kết của chính các ông về một chính phủ trong sạch hơn và quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân.
Những tháng gần đây, kể từ khi Đại hội Đảng lần thứ 18 kết thúc, tại Trung Quốc được coi là có một khoảng lặng về mặt quyền lực và chính sách. Bởi quyền lực của ông Tập Cận Bình như một người lãnh đạo của Đảng đã được xác lập, nhưng quyền lực về mặt nhà nước lại vẫn nằm trong tay ông Hồ Cẩm Đào. Trong khi đó, về mặt thế chế tại Trung Quốc đã có sự nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước, nên tình trạng "đầu ngô mình sở" này trong bốn tháng qua làm giảm không nhỏ hiệu quả lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo mà ông Tập đang sở hữu.
Theo chương trình nghị sự tại kỳ họp này của Quốc hội Trung Quốc ,một số chính sách lớn mà Đảng Cộng sản thông qua tại Đại hội 18 sẽ được thế chế hóa tại kỳ họp này. Ngoài ra một số thay đổi về bộ máy nhà nước cũng được thực hiện, thông qua việc tái cơ cấu lại bộ máy chính phủ với nhiều bộ bị bãi bỏ và sát nhập.
Những mối quan tâm
Dân chúng Trung Quốc quan tâm sát sao đến cuộc chuyển giao quyền lực cũng như kỳ họp Quốc hội quan trọng này tại Trung Quốc.
Một trong những vấn đề được giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc quan tâm, là liệu những thay đổi về chính sách vĩ mô và bộ máy nhà nước có thể hạn chế bớt sức mạnh của các tập đoàn nhà nước vốn đang có xu hướng chống lại những cải cách theo định hướng kinh tế thị trường.
Nhà quan sát, ông Linsa .....nói “Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không...", "Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản,” ông này nói thêm.
Một nội dung nhạy cảm khác cũng được Quốc hội Trung Quốc đưa ra xem xét là vấn đề ‘lao động cải tạo’. Vấn đề bị chỉ trích nhiều của những người bất đồng chính kiến với cáo buộc chính quyền lợi dụng để trấn áp bất đồng. Các tổ chức nhân quyền cũng lên án khá mạnh mẽ đối với chương trình mà nội dung chủ yếu là “những người phạm tội vặt bị đưa vào các trại lao động mà không cần phải xét xử”. Nhiều nhà bất đồng chính kiến nghi ngờ mức độ cải cách của các nhà lập pháp đối với chương trình này.
Liệu ông Tập có phải là nhà cách tân?
Sau khi được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã có nhiều động thái thể hiện việc ông sẽ thực hiện những cải cách lớn trong chính sách lãnh đạo để quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị. Trong đó có những chuyến đi thăm những làng quê nghèo khổ.
Để chứng minh cho quyết tâm thực hiện những cải cách kinh tế để đảm bảo tăng trưởng về lâu dài ở các đô thị, ông Tập đã thực hiện chuyến công du tới thành phố Thâm Quyến, đây là nơi Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa 30 năm trước,
Tuy nhiên, bên cạnh định hướng cải các, nhà lãnh đạo mới của đất nước 1,3 tỷ dân này cũng canh cánh trong lòng một nỗi lo sợ rằng, những cải cách quá quyết liệt có thể sẽ làm Đảng Cộng sản sụp đổ.
Khi nói chuyện với các quan chức chính quyền trong chuyến thăm Thâm Quyến, ông Tập đã cảnh báo các “đồng chí” của mình đừng để Đảng tan rã như ở Liên Xô và rằng các cải cách theo kiểu Gorbachev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng.
Ông Tập cũng tỏ ra khá cứng rắn tội với vấn nạn tham nhũng và tha hóa trong đội ngũ cán bộ đảng, ông cho rằng điều này sẽ ‘giết chết Đảng’. Ông còn dọa không chỉ nhằm vào ‘ruồi muỗi’ mà còn cả các 'con hổ’ ở cấp cao nhất.
Các nhà phân tích về tình hình Trung Quốc cho rằng các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ mới của Trung Quốc bắt buộc phải đáp ứng kỳ vọng của công chúng, nếu không thì bất bình trong dân chúng sẽ ngày càng dâng cao khi những vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của người dân như tham nhũng, bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi trường…không được giải quyết.
“Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng,” Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc bày tỏ quan điểm của mình.
Luật Á Đông tổng hợp
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê