Mối tình đơn phương của Võ Tắc Thiên
Thứ sáu, 22-03-2013 , 07:58:00 PM
Khi ngồi ở ngôi nữ hoàng, Võ Tắc Thiên trước sau đã sủng hạnh không ít đàn ông. Đó là điều mà ai cũng biết. Tuy nhiên, có lẽ cũng chính vì vậy mà ít người có thể tin được rằng, cả đời Võ Tắc Thiên lại yêu thầm một sủng thần của mình dù bị người này liên tục từ chối.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa chính là, người đàn ông mà Võ Tắc Thiên thầm yêu trộm nhớ lại chính là vị quan phá án nổi tiếng triều Đường – Địch Nhân Kiệt.
Đường thăng tiến kỳ lạ của Đại pháp quan Địch Nhân Kiệt
Trong tiểu thuyết “Địch Công án” và hàng loạt các bộ phim truyền hình được cải biên từ bộ tiểu thuyết này, người ta biết tới Địch Nhân Kiệt giống như một Bao Thanh Thiên của triều đại nhà Đường với tài phá án như thần, khó ai có thể bì kịp.
Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử, ngoài tài năng phá án, Địch Nhân Kiệt còn là một đại thần văn võ toàn tài.
Văn có thể trị quốc, phụ chính, trước sau được coi là món “bảo bối” trong tay vị nữ hoàng tài năng nhưng cũng vô cùng tàn bạo Võ Tắc Thiên, cho tới chết vẫn giữ chức Tể tướng. Võ có làm tướng trấn giữ biên cương, đánh lui quân Khiết Đan.
Địch Nhân Kiệt trên phim.
Trong thời đại của Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt là một vị quan chính trực và tài năng hiếm có.
Vì vậy, dù đường hoạn lộ của Địch Nhân Kiệt cũng thăng trầm lên xuống nhưng dù làm gì, ở vị trí nào, Địch Nhân Kiệt cũng tỏ ra mình là một ông quan xuất sắc.
Khi còn là một quan huyện, người dân đã góp tiền xây hẳn cho họ Địch một sinh từ để tỏ lòng biết ơn ông.
Sau khi trở thành Tể tướng triều Đường, Địch Nhân Kiệt được Võ Tắc Thiên vô cùng trọng thị.
Địch Nhân Kiệt đã đóng góp một phần công sức không hề nhỏ trong việc xây dựng và củng cố thiên triều của Võ Tắc Thiên.
Vì vậy, các sử gia đều cho rằng, nếu như nói, công trạng Võ Tắc Thiên là kế thừa thời thịnh trị Trinh Quán và mở ra thời thái bình Khai Nguyên thì công đầu phải kể đến chính là Địch Nhân Kiệt.
Sử chép, Địch Nhân Kiệt tự là Hoài Anh, vốn là người Thái Nguyên, Bính Châu, nay là Khu Nam, Thái Nguyên. Địch Nhân Kiệt sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm quan.
Ông nội Địch Nhân Kiệt là Địch Hiếu Tư từng giữ chức Thượng thư Tả thừa dưới thời Đường Thái Tông. Cha Địch Nhân Kiệt là Địch Tri Tôn làm quan tới chức Thứ sử Quỳ Châu.
Chính nhờ truyền thống của gia đình, ngay từ nhỏ, Địch Nhân Kiệt đã được ông và cha huấn luyện rất nghiêm khắc để trở thành một quan viên lý tưởng.
Khi ở tuổi thiếu niên, Địch Nhân Kiệt đã tham gia khoa thi Minh Kinh do triều đình tổ chức và bắt đầu bước chân vào đường hoạn lộ một cách thuận lợi.
Ngay từ những năm đầu làm quan, Địch Nhân Kiệt đã tỏ ra là một tài năng xuất chúng.
Sau này, khi họ Địch làm chức quan Tham quân ở Biện Châu đã có người vu khống và bị bắt giam vào ngục.
May mắn cho Địch Nhân Kiệt, lúc bấy giờ, Công bộ Thượng thư là Diêm Lập Bản được phong làm người đứng đầu đoàn khảo sát tuần thị vùng Hà Nam đã thụ lý vụ án này.
Họ Diêm không những giúp Địch Nhân Kiệt chứng minh được sự trong sạch của mình, mà còn phát hiện ra Địch Nhân Kiệt là một người không chỉ có tài năng mà còn có cả đức hạnh.
Diêm Lập Bản ca ngợi Địch Nhân Kiệt là “viên ngọc quý dưới đáy biển” rồi viết thư tiến cử Địch Nhân Kiệt làm chức Pháp tào Tham quân ở Bính Châu.
Bị kẻ xấu vu khống, những tưởng tội chết tới nơi, không ngờ lại được đề bạt, điều này chứng tỏ dù còn rất trẻ tuổi, Địch Nhân Kiệt vẫn tỏ ra có thực tài hơn người, và dù vận đen thế nào cũng không thể che lấp được tài năng của vị pháp quan trẻ tuổi này.
Trong thời gian làm Pháp tào Tham quân ở Bính Châu, Địch Nhân Kiệt đã có cơ hội đọc toàn bộ các sách và điều luật liên quan tới binh pháp, hình phạt và tác phong của quan lại…
Điều này giúp Địch Nhân Kiệt có được nền tảng cơ bản cho con đường trở thành một vị thần thám lừng danh của triều đại nhà Đường.
Tài năng của Địch Nhân Kiệt nhanh chóng tới tai Đường Cao Tông. Vào năm Nghi Phượng thứ nhất, tức năm 676 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt được Đường Cao Tông phong làm Đại Lý Thừa (chức Thẩm phán cao nhất của Pháp viện), nắm toàn bộ đại quyền hình pháp của quốc gia.
Địch Nhân Kiệt nổi tiếng là người tham công tiếc việc. Nhậm chức được một năm, Địch Nhân Kiệt đã xử lý toàn bộ các vụ án tồn đọng của những người tiền nhiệm, liên quan tới hàng chục nghìn người.
Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài năng phá án mà xử lý cũng rất nghiêm minh, đã giải phóng cho hàng vạn người bị án oan. Chính nhờ vậy, danh tiếng của Địch Nhân Kiệt được người dân khắp nơi biết tới.
Người ta gọi Địch Nhân Kiệt là “Thanh thiên đại lão gia” với khả năng phá án như thần.
Những câu chuyện được ghi chép trong cuốn “Địch Công án” mà người ta biết tới sau này hầu hết là những câu chuyện phá án của Địch Nhân Kiệt trong thời gian giữ chức Đại Lý Thừa này.
Là một vị pháp quan nổi danh, Địch Nhân Kiệt cũng nổi tiếng là người rất tôn sùng pháp luật. Để bảo vệ việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và “đúng người đúng tội”, Địch Nhân Kiệt thậm chí đã phạm tội cả với Hoàng đế.
(còn tiếp)
Theo Phunutoday
CÁC TIN LIÊN QUAN
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê