Luật sư chúc Huyền Như gặp nhiều may mắn
Thứ tư, 14-01-2014 , 12:48:00 PM
Sáng 15-1, phiên xử vụ Huyền Như tiếp tục với phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn dân sự và người bị hại. Cuối buổi sáng nay, ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính trung ương đã đến tham dự phiên tòa này.
LS chúc Huyền Như gặp nhiều may mắn
LS Lưu Văn Tám - trước khi bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng ACB đã gửi lời chúc mừng sinh nhật Huyền Như (Như sinh 15-1-1978). LS chúc Huyền Như gặp nhiều may mắn và mạnh khỏe.
Ông Nguyễn Bá Thanh (áo đen) đến dự phiên tòa chiều nay - Ảnh P.L
Cáo trạng xác định ACB bị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỉ đồng. Liên quan đến việc thông qua 19 nhân viên ACB gửi số tiền này vào VietinBank và bị Huyền Như chiếm đoạt, các ông Trần Xuân Giá, Nguyễn Đức Kiên đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
LS Tám phân tích 8 luận điểm để chứng minh việc cơ quan công tố cho rằng VietinBank không phải bồi thường thiệt hại là không thỏa đáng, không phù hợp pháp luật và thực tế khách quan.
“Hành vi của Huyền Như có dấu hiệu đặc trưng của tội tham ô. Không hiểu vì lý do gì mà Huyền Như lại bị truy tố tội lừa đảo. Như vậy là không đúng với bản chất của hành vi phạm tội” – LS Tám nhấn mạnh.
Cuối cùng LS Tám đề nghị tòa xem xét lại tư cách tố tụng của ACB và VietinBank. ACB là người lên quan, VietinBank là nguyên đơn dân sự. Luật sư còn đề nghị Tòa buộc VietinBank phải bồi thường 718 tỉ đồng cho ACB. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm đối với lãnh đạo VietinBank về hành vi thiếu trách nhiệm như kiến nghị của VKS.
2 giờ chiều nay, luật sư bảo vệ cho ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên (cáo trạng xác định ba đơn vị này bị Huyền Như chiếm đoạt gần 1,6 nghìn tỉ đồng) và luật sư bảo vệ cho Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Đông (cáo trạng xác định công ty này bị Huyền Như chiếm đoạt hơn 380 tỉ đồng) đều cho rằng vi phạm của Huyền Như là do lỗi quản lý nội bộ và sai lầm trong tin tưởng giao phó cho nhân sự, tạo môi trường thuận lợi cho Huyền Như chiếm đoạt tiền của khách hàng của VietinBank.
Khi gây thiệt hại cho khách hàng, Huyền Như vẫn còn tư cách pháp nhân là người của (VietinBank), do đó pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra. Để bảo đảm pháp chế, đảm bảo công bằng và đảm bảo an toàn tiền gửi cho người dân, VietinBank phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại. Từ đó các LS khẳng định trách nhiệm bồi thường dân sự là củaVietinBank.
* Liên quan đến vụ án này, trong sáng nay, TPBank (ngân hàng Tiên Phong) đã gửi thông cáo báo chí cho rằng ngân hàng mình không liên quan, không vi phạm quy định pháp luật khi thực hiện ủy thác đầu tư (trước đó, trong phần luận tội, đại diện VKS TP.HCM đã đề nghị khởi tố lãnh đạo ba ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Viêt) bởi:
- Những vị lãnh đạo liên quan trực tiệp vụ án đã không còn làm tại ngân hàng.
- Giao dịch ủy thác giữa Tiên Phong và các công ty nhận ủy thác là giao dịch độc lập, tách biệt với giao dịch của công ty đó với đối tác.
- Việc thu hồi tiền thất thoát trong tài khoản các công ty nhận ủy thác này trong tài khoản VietinBank là trách nhiệm các công ty này, không liên quan đến Tiên Phong
LS Nguyễn Minh Tâm bảo vệ cho Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) - đơn vị được cáo trạng xác định công ty SBBS bị Huyền Như chiếm đoạt 210 tỉ đồng
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp và luật sư Nguyễn Thiều Dương bào chữa chobị cáo Phạm Anh Tuấn (nguyên giám đốc Công ty CPVT Dầu khí Thái Bình Dương, bị đề nghị 13-15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ).
Phạm Anh Tuấn bị cáo buộc nhận tiền 121 tỷ đồng tiền chênh lệch ngoài hợp đồng của Huyền Như, đồng thời làm trái khiến Huyền Như chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Thái Bình Dương.
Theo LS Thiệp, việc cáo buộc Tuấn với hành vi vi phạm này cần phải xem xét lại hồ sơ vì hồ sơ chưa đáp ứng các yếu tố cơ bản đối với hành vi của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn.
“Tôi không hiểu việc VKS quy kết Tuấn dùng vốn nhà nước giao để “cho vay” lấy lãi là dựa vào đâu trong khi toàn bộ hồ sơ đều là hợp đồng gửi tiền để thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn, mang lại lợi nhuận cho công ty 58 tỷ” – LS Thiệp nói.
“VKS sử dụng chữ “vay” là rất nguy hiểm, đẩy bị cáo vào vi phạm nghiêm trọng” LS khẳng định.
LS Thiệp khẳng định Tuấn không làm trái công vụ bởi Thái Bình Dương được phép kinh doanh và mang lại lợi nhuận và không có quy định cấm doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời, trong khi công ty dư vốn chưa sử dụng. Tuấn đã thực hiện ý kiến thống nhất của HĐQT gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi.
“Việc thực hiện các kế hoạch này dựa trên cơ sở đại hội cổ đông của công ty Thái Bình Dương thông qua, và đến nay chưa có cơ quan chức năng nào nhận xét rằng quy chế quản lý tài chính của Thái Bình Dương là trái phép. Vậy nếu coi hành vi của Tuấn là sai thì phải quy kết trách nhiệm cho các cổ đông của công ty Thái Bình Dương” – LS Thiệp lập luận.
Chỉ dựa vào lời khai của Như để khẳng định Tuấn tư lợi là không phù hợp. Mức lãi suất cũng không phù hợp và toàn bộ việc giao dịch này đều do nhân viên thực hiện chứ Tuấn không trực tiếp làm. Hơn nữa, Như mới chính là người hưởng lợi 121 tỷ đồng này.
LS Nguyễn Thiều Dương thì cho rằng người giúp việc củaNhư khai đưa tiền cho Tuấn là khai theo tài liệu của cơ quan điều tra, có nghĩa lời khai này không giá trị.
Cả hai luật sư đều thống nhất Tuấn có sai nhưng không phải là tội mà VKS đã truy tố, từ đó kiến nghị HĐXX xem xét lại tội danh phù hợp với Tuấn.
LS khẳng định Công ty SBBS không phải là nạn nhân của Như, mà chính Vietinbank mới là nạn nhân của Huyền Như.
LS cho rằng việc tòa cho đại diện VietinBank nghe và trả lời chung chứ không trả lời trực tiếp từng câu hỏi đã gây khó khăn nhất định cho LS trong việc bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ.
LS đặt vấn đề với VKS rằng VKS kết luận thời điểm hoàn thành tội phạm của Như dựa trên căn cứ pháp lý nào? LS đề nghị HĐXX xem xét xác định chủ thể của trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường 210 tỉ đồng) là VietinBank chứ không phải Huyền Như.
SBBS không phải nguyên đơn dân sự bởi không phải tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội của Huyền Như gây ra và cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tòa triệu tập công ty là theo quan điểm của cáo trạng, mong trong quá trình xét xử tòa xem lại tư cách của SBBS
Theo LS, chính VietinBank bị Như qua mặt. Những sơ hở trong quy chế quản lý nghiệp vụ của VietinBank đã tạo điều kiện để Như chiếm đoạt. Công ty SBBS không phải là người bị lừa trong vụ chiếm đoạt này mà chính VietinBank mới là nạn nhân của Như.
Như vậy, hậu quả của việc chiếm đoạt tiền của SBBS có nguyên nhân từ việc Như dùng các thủ đoạn gian dối để qua mặt VietinBank. Đây là mối quan hệ nhân quả tất yếu giữa hành vi gian dối và hậu quả chiếm đoạt tiền. Cuối cùng LS đề nghị tòa xem xét SBBS không phải nguyên đơn dân sự trong vụ án Huyền Như lừa đảo và chính VietinBank chi nhánh TP.HCM phải có trách nhiệm trả lại cho công ty này 210 tỉ đồng
LS Tâm nhấn mạnh: đây là đại án với số tiền bị chiếm đoạt lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Qua 7 ngày xét xử vừa qua, giới LS nhận thấy có dấu hiệu không bình thường ở chỗ Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã trả lời không cần xét hỏi gì thêm trong khi có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn nảy sinh qua lời khai của các bị cáo; nhiều ngân hàng, công ty phản đối tư cách nguyên đơn dân sự của họ…
Cuối buổi sáng nay, ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính trung ương đã đến tham dự phiên tòa này. Ông Thanh ngồi phòng trong, theo dõi phiên tòa qua màn hình đến khi kết thúc phiên xử buổi sáng là 11 giờ. Chiều nay, 2 giờ 15, ông Thanh cũng sẽ tiếp tục đến dự tòa. |
Luatsuadong.vn theo PLO
**************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp liên doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh, đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, giải quyết tranh chấp, hợp đồng và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 0984924886".
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Những quy định mới có hiệu lực ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp
-
Tòa khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước ngay tại phiên tòa Dương Tự Trọng
-
Dương Chí Dũng khai biếu 500.000 USD cho vị 'cán bộ cao cấp' mật báo
-
Một số chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp
-
Những doanh nghiệp nào được đăng ký tự nguyện khai thuế GTGT?
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê