Mỗi người Việt Nam đang “gánh” 20 triệu đồng nợ công: Có nguy hiểm?
Thứ hai, 31-03-2014 , 11:23:00 PM
Nợ công của Việt Nam vừa được công bố không phải lớn tuy nhiên nguy hiểm là con số này tăng dần theo từng năm…
Mới đây đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD (gần 20 triệu đồng/người); nợ công chiếm 48,0% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Như vậy, ở thời điểm này, tổng nợ công Việt Nam tăng thêm 2,634 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người tiếp tục tăng thêm 27,31 USD/người. Con số nợ công Việt Nam ngày càng tăng lên, tính riêng giai đoạn 5 năm 2006-2010, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng gấp đôi.
Trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang chịu 868,36 USD nợ công (gần 20 triệu đồng), thông tin từ Bản đồ nợ công toàn cầu hôm 23/3 (Bản đồ nợ công toàn cầu. Ảnh chụp màn hình tối 23/3).
Liên quan đến con số nợ công của Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, nợ công của Việt Nam vừa được công bố không phải lớn tuy nhiên nguy hiểm là con số này tăng dần theo từng năm. Nguyên nhân việc tăng nợ công do việc áp dụng công thức tính trần nợ công.
Hiện trên thế giới các nước có hai cách tính trần nợ công: Thứ nhất khống chế trần nợ công bằng một số tiền cụ thể. Thứ hai trần nợ công được tính theo tỷ lệ tăng của GDP nước đó.
“Việt Nam áp dụng trần nợ công không vượt quá con số 65% của GDP, như vậy GDP tăng có nghĩa con số nợ công cũng tăng lên. GDP trong những năm tới của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên rất nhanh do Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển vì thế số tiền nợ công bổ trên đầu người Việt Nam sẽ ngày một lớn hơn”, TS Hiếu cho biết.
Ngoài ra, thu nhập người Việt Nam không đồng đều, nếu đặt vấn đề gánh nợ con số 20 triệu đồng/người ở vùng sâu vùng xa thì nợ công mới được công bố là con số lớn.
“Về con số cụ thể không phải là lớn nhưng nếu xét trên khía cạnh sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Việt Nam, thu nhập của người Việt Nam, thì con số nợ công trên đầu người của Việt Nam quả là gánh nặng”, TS Nhận định..
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trần nợ công của Việt Nam đang được áp dụng ở mức 65% GDP, tức là nợ công Việt Nam bằng hoặc dưới 65% GDP là con số có thể chịu đựng được. Với nền kinh tế yếu, chịu tác động của khủng hoảng… trần nợ công được quy định dưới 100% của GDP là tốt.
“Tuy nhiên theo tôi không nên dùng tỷ lệ GDP vì khi đó tỷ lệ tăng GDP sẽ tăng nợ công theo kiểu “nước lên thuyền lên”, thay vào đó nên đặt con số trần tuyệt đối là bao nhiêu tỉ USD, khi vượt quá con số trần đó thì Chính phủ cần làm tờ trình trước Quốc hội xin tăng lên”, TS Hiếu nêu quan điểm.
Đặt giả thiết nợ công vượt quá trần, mất khả năng kiểm soát TS Hiếu cho biết: Nếu vượt trần, nợ công không kiểm soát được sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, với một đất nước có nền kinh tế đóng cửa, chỉ có giao dịch trong nước thì không có chuyện đóng cửa. Nhưng với một nền kinh tế mở, khi đó các khoản vay nợ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ thì khả năng vỡ nợ lớn đặc biệt là khoản nợ của nước ngoài.
“Khi một nước không có khả năng trả nợ những nước cho vay sẽ tuyên bố vỡ nợ, khi đó tất cả gói tín dụng ngừng lại, đất nước rơi vào khủng hoảng, thất nghiệp mất việc làm, trái phiếu chính phủ không còn giá trị, giống như Hy Lạp vừa qua”, TS Hiếu cho biết thêm.
Đồng quan điểm cho rằng con số nợ công của Việt Nam không phải là lớn, TS Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, con số nợ công này còn thấp hơn con số Việt Nam thừa nhận.
“Chúng ta thừa nhận tình trạng nợ công tính theo GDP lên tới hơn 50%, trong khi đây có hơn 40%. Con số này thực ra nó không có nhiều ý nghĩa bởi nếu nói về tỉ lệ so với GDP không phải là lớn, như so với Mỹ là 100%, Nhật 250%… Tuy nhiên, nếu so với khả năng trả nợ, thu nhân sách, hoạt động hiệu quả với các nước thì con số này nói lên nhiều điều”, TS Nguyễn Minh Phong cho biết..
Theo TS Nguyễn Minh Phong, hiện nay cơ cấu nợ công của Việt Nam hơn 80% là vốn vay ODA, bên cạnh đó còn có các khoản phát hành trái phiếu, khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước do nhà nước bảo lãnh vả ba khoản này đều có xu hướng tăng.
“Nhìn từ con số nợ công mới nhất của Việt Nam có thể thấy: Thứ nhất tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang tăng lên vượt xa khỏi dự báo của cơ quan quản lý theo nghĩa nó nhanh hơn đồng thời áp lực dịch vụ nợ công tăng nhanh, buộc phải trả nợ gốc và trả nợ lãi.
Thứ hai quản lý chưa chặt chẽ, ngay cả con số nợ công nắm được, con số nợ công dự báo chưa chính xác, cơ chế trả nợ chưa rõ ràng. Đó mới là những áp lực còn bản thân con số gần 20 triệu/người không có nghĩa tất cả người dân phải trả mà đây tất cả là tiền thuế của dân trong ngân sách nhà nước phải trả”, TS Phong nói.
Luật Á Đông Theo Giaoduc
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê