Thứ sáu, 16-05-2014 , 02:57:00 AM

 

Là thành viên Hội đồng Bảo An nhưng Trung Quốc đang cố tình “phớt lờ” luật pháp quốc tế, gây hấn ở Biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Ảnh:VNExpress)
Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Ảnh:VNExpress)
 
Tình hình Biển Đông vẫn rất căng thẳng. Không chỉ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc còn điều hàng chục tàu, trong đó có nhiều tàu quân sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhiều lần tàu Trung Quốc hung hăng tấn công lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cũng như các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.

Điều gì tạo ra làn sóng phản đối mà theo các chuyên gia là “nhanh và mạnh mẽ” đến như vậy? Trung Quốc đã vi phạm những quy định nào trong luật pháp quốc tế mà Trung Quốc là một bên tham gia? Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông là đúng hay sai?

Các chuyên gia khẳng định không khó để chứng minh hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển), Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và các văn kiện khác có liên quan cũng như đang cố tình lừa dối dư luận.

Vị trí đặt giàn khoan và Công ước Luật biển

Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 17 hải lý. Theo TS Nguyễn Thị Lan Anh (Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế- Học viện Ngoại giao), vị trí trên nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Điều 57 của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 quy định rằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển sẽ không vượt quá 200 hải lý, đồng thời tại điều 76 của Công ước quy định một trong những cách lựa chọn để xác định chiều rộng của thềm lục địa của một quốc gia ven biển tối thiểu là 200 hải lý. Cách xác định khác lớn hơn 200 hải lý, đó là nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Như vậy, theo 4 cách xác định chiều rộng thềm lục địa, 200 hải lý là khoảng cách xác định nhỏ nhất. Chiểu theo ranh giới 200 hải lý sẽ thấy vị trí đặt giàn khoan của Trung Quốc nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phía Trung Quốc lập luận qua Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho rằng đây là vùng biển Tây Sa của Trung Quốc và việc hạ đặt giàn khoan là hoạt động bình thường. Trước hết hết cần khẳng định Tây Sa là tên Trung Quốc dùng để đặt tên cho quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hiến chương LHQ đã ra đời với mục tiêu là duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới. Trong đó có quy định rằng hòa bình, giải quyết tranh chấp là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, các Quốc gia thành viên không được đe dọa sử dụng vũ lực và cấm đe dọa sử dụng vũ lực. Trung Quốc đã là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi mà Hiến chương đã có hiệu lực là hành động vi phạm trắng trợn Hiến chương của LHQ. Do đó không thể thiết lập cho Trung Quốc chủ quyền hợp pháp tại Hoàng Sa.

Trung Quốc phải xin phép Việt Nam khi đặt giàn khoan

TS Nguyễn Thị Lan Anh cũng khẳng định, Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản, đó quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếu theo điều 56 và điều 76 của Công ước Luật biển. Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan nhằm mục đích thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đáy biển của thềm lục địa nằm hoàn toàn trong nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, đó là Việt Nam. 
 

TS Nguyễn Thị Lan Anh chứng minh vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển này là quyền được cấp phép cho phép các quốc gia khác lắp đặt xây dựng các công trình nổi trên biển. Giàn khoan Hải Dương 981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào và hạ đặt trong thềm lục địa của Việt Nam khi không được sự đồng ý của Việt Nam, vì vậy Trung Quốc vi phạm quyền tài phán của Việt Nam.

“Trong Công ước Luật biển cũng nói rõ mọi hoạt động tiến hành khoan, thăm dò trên vùng thềm lục địa phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Việt Nam chưa cho phép Trung Quốc tiến hành những hoạt động như vậy”, TS Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định…..

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.

Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên…/.

Luật Á Đông theo 24h.com

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê