Tại sao Việt Nam chưa đưa tàu quân sự vào khu giàn khoan 981?
Chủ nhật, 18-05-2014 , 03:38:00 AM
Nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế cho rằng, Trung Quốc đầy mưu đồ thôn tính biển Đông, chúng ta cần thận trọng tránh rơi vào bẫy của họ.
Kiên quyết đấu tranh, không thoái lui
Cho tới hôm nay, bất chấp việc bị người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế kịch liệt phản đối hành động xâm phạm lãnh hải nhưng Trung Quốc vẫn chưa rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thậm chí, đang có dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc ngày càng tăng cường lực lượng để bảo vệ giàn khoan hạ đặt trái phép nói trên. Trong lực lượng này có cả máy bay và tàu quân sự (tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu vận tải đổ bộ…).
Liên quan đến hành động xâm phạm của Trung Quốc, phóng viên VTC News phỏng vấn ông Nguyễn Đình Hoàn – nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ.
Ông Hoàn nhận định, Trung Quốc luôn có ý định thôn tính biển Đông. Hiện cộng đồng quốc tế cũng thừa nhận, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển nước ta không phải để khoan dầu.
Thực chất, mục đích chính của Trung Quốc trong sự việc này là nhằm thực hiện ý đồ chiếm đoạt vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Chúng ta kiên quyết phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn gây chiến. Chúng ta cần phản ứng khôn khéo, không để mắc mưu Trung Quốc,” ông Hoàn nói.
Trung Quốc đang muốn gây chiến. Chúng ta cần phản ứng khôn khéo, không để mắc mưu Trung Quốc
Ông Nguyễn Đình Hoàn
Theo ông Hoàn, hiện Trung Quốc đã có những hành động ngang ngược như dùng vòi rồng phun nước với áp lực lớn, chủ động đâm va vào các tàu chấp pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không nổ súng về phía chúng ta.
Bởi vậy, trong giai đoạn hiện tại thì chúng ta đấu tranh, tuyên truyền hòa bình để yêu cầu Trung Quốc tháo dỡ giàn khoan Hải Dương 981 và cùng lựng lượng bảo vệ trái phép giàn khoan này rút ra khỏi vùng biển Việt Nam là biện pháp hợp lý.
“Chúng ta đấu tranh kiên quyết, không thoái lui, nhưng cần dựa trên cơ sở pháp lý và đạo lý để yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta tiếp tục kêu gọi quốc tế ủng hộ phản đối hành động xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Trong tình hình hiện tại, biện pháp này là cần thiết và phù hợp. Cộng đồng quốc tế đang đứng về phía Việt Nam chúng ta,” nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Hoàn, cơ sở pháp lý để Việt Nam đấu tranh với hành động xâm phạm của Trung Quốc đó là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), ASEAN về biển Đông (Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC), Thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết các vấn đề trên biển…
Về việc Trung Quốc đưa máy bay, tàu quân sự ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, theo ông Hoàn, hành động này của Trung Quốc là muốn đưa Việt Nam chúng ta rơi vào bẫy của họ.
“Hiện lực lượng chúng ta tại khu vực đặc quyền kinh tế nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép chỉ có tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và một số tàu đánh cá của ngư dân.
Nhưng chúng ta chưa thể đưa tàu quân sự ra khu vực này. Mục đích của Trung Quốc khi đưa máy bay, tàu quân sự tới đây là muốn đưa Việt Nam chúng ta rơi vào bẫy của họ.
Họ muốn dụ ta đưa máy bay, tàu chiến ra đó. Chúng ta phải kiềm chế, tránh rơi vào bẫy của họ. Chúng ta phải xử lý sự việc khôn khéo trên cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế,” ông Nguyễn Đình Hoàn nhận định.
Liên quan đến sự việc một số công nhân quá khích đập phá, đốt nhà xưởng và một số cơ sở sản xuất có chủ đầu tư là người Trung Quốc tại Bình Dương vào ngày 13/5 vừa qua, ông Nguyễn Đình Hoàn bày tỏ quan điểm:
Nhân dân không nên kích động
“Điều đó cho thấy sự bức xúc của người dân đối với việc xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng hành động đó là thái quá. Chúng ta phản ứng như vậy không mang lại hiệu quả tốt. Phá hoại tài sản người khác thì chúng ta sẽ phải bồi thường theo quy định của luật pháp. Chúng ta phải bình tĩnh, không được manh động, không được hủy hoại tài sản hợp pháp của Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào tại Việt Nam.”
Về một số phần tử có ý đồ xấu đã giả mạo danh nghĩa công nhân để kích động quần chúng có những hành động quá khích. Theo ông Hoàn, những đối tượng này đã có luật pháp Việt Nam xử lý và người dân cần phải hết sức cảnh giác đối với các phần tử như vậy.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế cho biết thêm, chúng ta phải chung sống với một vị láng giềng luôn có ý đồ thôn tính biển Đông như Trung Quốc thì sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp.
Bởi vậy, trong quan hệ bang giao giữa hai nước, vấn đề phải tính đến trong hiện tại và tương lai là làm sao xử lý được mối quan hệ này một cách khôn khéo và hài hòa.
Chúng ta cần có những biện pháp để vừa bảo vệ được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa đảm bảo duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, chăm lo cho đời sống của nhân dân.
“Việc đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển nước ta có thể là vấn đề lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể đạt được kết quả như mong muốn. Bởi vậy, lúc này nhân dân cần phải đoàn kết, một lòng ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn, tránh bị các phần tử xấu lợi dụng, kích động,” ông Nguyễn Đình Hoàn nói.
- Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?
- Ai tiếp tay cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?
- Từ hành động của Trung Quốc, ai tin được lời ông Tập Cân Bình
- Đài Loan không bắt tay với Trung Quốc ở Biển Đông
- Campuchia cấm biểu tình phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan 981
- Biển Đông dậy sóng: cơ hội để nhìn lại
- Việt Nam khởi kiện, Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài”
- Ba bước cần thực hiện để đuổi giàn khoan của Trung Quốc
- Tại sao Nga "ngậm tăm" trước sự kiện Biển Đông
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". Luật Á Đông theo VTC
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê