Thứ năm, 25-02-2016 , 02:24:00 PM

Do thiếu hướng dẫn chính thức nên nhiều thẩm phán lúng túng trong việc đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất côn đồ hay không. Không ít vụ án giữa các cấp tòa đã có quan điểm trái ngược...

Theo hồ sơ, khoảng 12 giờ ngày 13-9-2014, Nguyễn Trọng Linh cùng nhóm bạn uống bia tại huyện Bù Đốp (Bình Phước). Đến 16 giờ, mẹ của Linh tới quán nhậu gọi Linh về.

Bị cáo Linh tại phiên xử sơ thẩm. Ảnh: INTERNET

Chửi mẹ của bạn, bị bạn đâm chết

Lúc này, Linh đứng dậy ra ô tô của mẹ mình trước. Bạn của Linh là Trần Trung Tiến đi theo mẹ Linh xin cho Linh ở lại nhậu tiếp thì mẹ của Linh nói: “Cô không nói chuyện với mày nữa, để cho thằng Linh nó về”. Tiến bèn chửi mẹ của Linh rồi quay vào tiếp tục cuộc nhậu.

Về đến nhà, mẹ của Linh nói với Linh: “Bạn mày tốt quá, tao xuống gọi mày về mà nó chửi tao”. Linh gọi điện thoại bảo Tiến đến nhà xin lỗi mẹ mình thì Tiến nói đến quán rồi nói chuyện. Linh vào bếp lấy dao rồi quay lại quán nhậu, đến chỗ Tiến đang ngồi và hỏi: “Lúc nãy sao mày chửi má tao?”. Tiến trả lời: “Ừ, rồi sao?”. Linh liền cầm dao đâm Tiến nhưng không trúng. Sau đó, hai bên giằng co và Tiến bị Linh đâm dẫn đến tử vong.

Hai cấp tòa, hai quan điểm

Tháng 5-2015, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm đã phạt Linh 12 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS (trường hợp phạm tội giết người bình thường, khung hình phạt từ bảy năm tù đến 15 năm tù). Sau đó, Linh kháng cáo xin giảm án. Gia đình người bị hại thì kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại.

Tháng 11-2015, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã nhận định Linh và Tiến là bạn bè, không có mâu thuẫn gì từ trước. Lẽ ra sau khi nghe mẹ nói, Linh nên tìm hiểu kỹ là có đúng Tiến đã xúc phạm mẹ hay không, xúc phạm như thế nào để tìm cách giải quyết ổn thỏa. Thế nhưng Linh không những không làm điều đó mà còn hành động bất chấp pháp luật, xem thường tính mạng của người khác bằng cách chuẩn bị hung khí đi tìm Tiến. Gặp nhau, hai bên không hề có cãi vã gì, chỉ nói qua nói lại bình thường nhưng ngay tức khắc Linh đã cầm dao đâm Tiến, chứng tỏ Linh có bản chất côn đồ, hung hăng cao độ gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ đó, tòa phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS là chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của Linh. Đúng ra phải xử bị cáo theo điểm n khoản 1 (khung hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình) với tình tiết tăng nặng định khung là “có tính chất côn đồ”... Cuối cùng, tòa phúc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Cần hướng dẫn chính thức

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết khi hành nghề, ông đã gặp không ít vụ án mà các cấp tòa có quan điểm khác nhau là hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất côn đồ hay không. Có chuyện này bởi hiện vẫn chưa có hướng dẫn chính thức giải thích thật rõ về tình tiết này.

Cụ thể, theo luật sư Công, hiện chưa có văn bản hướng dẫn ở tầm thông tư liên tịch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về cách hiểu, áp dụng đối với tình tiết “có tính chất côn đồ” trong các tội cố ý gây thương tích, giết người. Khi xét xử, các thẩm phán vẫn áp dụng Công văn số 38/NCPL ngày 6-1-1976 của TAND Tối cao và kết luận của Chánh án TAND Tối cao tại hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 1995. Theo hai văn bản này, “có tính chất côn đồ” được hiểu là hành động của những kẻ coi thường pháp luật, luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của họ thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…

Tuy nhiên, theo luật sư Công, cách giải thích trên vẫn “miên man mà không cụ thể”, dẫn đến việc đánh giá ra sao tùy thuộc vào từng thẩm phán, từng HĐXX.

Một thẩm phán một tỉnh (đề nghị không nêu tên) thừa nhận thực tế trên và cho biết nếu thẩm phán có thái độ suy nghĩ tích cực, suy đoán có lợi cho bị cáo thì không áp dụng tình tiết này, còn nếu nhìn nhận nặng nề hơn thì sẽ áp dụng. “Nhiều lúc nhức đầu lắm! Theo tôi, cần đưa vào án lệ cụ thể như thế nào là côn đồ chứ không sẽ rất khó cho thẩm phán” - vị này nói.

Luật sư Phan Ngọc Nhàn (Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk) cũng kể ông từng gặp nhiều vụ VKS truy tố bị cáo với tình tiết tăng nặng định khung là “có tính chất côn đồ” nhưng ông bào chữa không phải như vậy và được HĐXX chấp nhận. Chẳng hạn có vụ cháu của bị cáo và nạn nhân đánh nhau. Nạn nhân xô cháu của bị cáo ngã xuống rồi định dùng cục đá đánh tiếp nên bị cáo mới lấy cuốc đập vào đầu nạn nhân làm nạn nhân tử vong. VKS truy tố bị cáo theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS nhưng sau đó luật sư chứng minh bị cáo giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nên đề nghị HĐXX áp dụng Điều 95 BLHS và được HĐXX chấp nhận.

“Để áp dụng thống nhất thì TAND Tối cao cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn” - luật sư Nhàn đề xuất.

Hai cách hiểu hiện nay

“Phạm tội có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS. Còn “có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng định khung được quy định trong một số tội như giết người (Điều 93 BLHS) và cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS). “Phạm tội có tính chất côn đồ” và “có tính chất côn đồ” được hiểu tương tự nhau, chỉ khác về giá trị trong định tội, quyết định hình phạt.

Thời gian qua, do chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền nên thực tiễn áp dụng không thống nhất và có hai cách hiểu khác nhau:

Thứ nhất, đó là trường hợp người phạm tội có hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng vẫn cố tình gây sự phạm tội. Tính chất côn đồ phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhân thân người phạm tội (bao gồm quá khứ, tính cách, thái độ xử sự của họ trong cuộc sống hằng ngày) và không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm. Khi xác định trường hợp có “phạm tội có tính chất côn đồ”, “có tính chất côn đồ” hay không cần phải xem xét toàn diện cả hai yếu tố.

Thứ hai, đó là kẻ chuyên gây sự hành hung. Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội hoàn toàn từ nguyên cớ do mình gây ra. Khi xem xét có vận dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”, “có tính chất côn đồ” hay không hoàn toàn dựa vào hành vi mà người phạm tội đã thực hiện. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hay không.

Luật sư NGUYỄN THỊ THU THỦY, Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM 

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111" 

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê