Thứ tư, 13-07-2016 , 02:12:00 AM

(Phần 1)
TÓM TẮT PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ VỀ NỘI DUNG CÁC ĐỆ TRÌNH CỦA PHILIPINES

1. Thông tin cơ bản về Vụ kiện Trọng tài

Vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc liên quan đến đơn kiện của Phi-líp-pin đề nghị phán quyết về bốn vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ nhất, Phi-líp-pin muốn Tòa phán quyết về nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (Công ước) đối với yêu sách về quyền lịch sử bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Thứ hai, Phi-líp-pin muốn Tòa phán quyết về liệu một số cấu trúc mà cả Trung Quốc và Phi-líp-pin cùng yêu sách được xác định chính xác là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi chìm theo Công ước. Quy chế pháp lý của các cấu trúc này theo Công ước quyết định vùng biển mà những cấu trúc đó có thể có được. Thứ ba, Phi-líp-pin muốn Tòa phán quyết liệu một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có vi phạm Công ước không khi can thiệp vào việc Phi-líp-pin thực thi các quyền chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước, cũng như Trung Quốc đã làm tổn hại đến môi trường biển thông qua các hoạt động đánh cá và xây dựng. Cuối cùng, Phi-líp-pin muốn Tòa phán quyết về một số hoạt động do Trung Quốc tiến hành, cụ thể là việc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa kể từ khi vụ kiện bắt đầu đến nay đã làm mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Chính phủ Trung Quốc theo quan điểm không chấp nhận và không tham gia vào trình tự tố tụng của vụ kiện. Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm trong các công hàm ngoại giao, trong “Tài liệu lập trường của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong Vụ kiện Trọng tài Biển Đông do Cộng hòa Phi-líp-pin khởi xướng” đề ngày 7/12/2014 (“Tài liệu lập trường của Trung Quốc”), trong thư của Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Hà Lan gửi các thành viên của Tòa Trọng tài và trong rất nhiều tuyên bố công khai. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ rõ quan điểm rằng các tuyên bố và tài liệu đó “không thể được giải thích là Trung Quốc tham gia vào quá trình tố tụng của vụ kiện dưới bất kỳ hình thức nào”.

Trong Công ước có hai điều khoản xử lý tình huống một bên phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng tài và từ chối tham gia vào trình tự tố tụng:

(a) Điều 288 của Công ước quy định: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.”

(b) Điều 9 Phụ lục VII, Công ước quy định:

“Khi một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra Tòa trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Tòa Trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý.”

Trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Trọng tài đã tiến hành một số biện pháp nhằm hoàn thành nghĩa vụ về việc phải tự mình bảo đảm rằng Tòa có thẩm quyền và rằng nội dung kiện của Phi-líp-pin là “có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý”. Về vấn đề thẩm quyền, Tòa đã quyết định xem các trao đổi không chính thức của Trung Quốc tương đương với ý kiến phản đối thẩm quyền, Tòa đã tổ chức Tranh tụng riêng về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý diễn ra từ ngày 7-13/7/2015, đặt câu hỏi cho Phi-líp-pin cả trước và trong phiên tòa về thẩm quyền, bao gồm các vấn đề có thể chưa được nêu trong các trao đổi không chính thức của Trung Quốc và Tòa đã ra Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý vào ngày 29/10/2015 (“Phán quyết về thẩm quyền”), theo đó quyết định một số đệ trình mà Tòa có thẩm quyền và các đệ trình khác được hoãn lại để xem xét chung với các vấn đề về nội dung thực chất. Về vấn đề nội dung, Tòa đã tìm cách kiểm tra độ xác thực của các đệ trình của Phi-líp-pin bằng cách yêu cầu nước này nộp thêm văn ban bổ sung, Tòa đã tổ chức phiên tranh tụng về riêng nội dung thực chất diễn ra từ ngày 24-30/11/2015, đặt câu hỏi cho Phi-líp-pin về những nôi dung khởi kiện cả trước và trong phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập đê báo cáo cho Tòa về các vấn đề kỹ thuật, và Toà đã thu thập các ghi chép lịch sử, dữ liệu điều tra thủy văn về Biển Đông trong kho lưu trữ của Văn phòng Thủy văn Anh Quốc, Thư viện Quốc gia Pháp, và Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Quốc gia Pháp cũng như cung cấp các tài liệu này, cùng các tài liệu liên quan đến từ các nguồn mở cho các bên trong vụ kiện để các bên đưa ra bình luận.

2. Lập trường của các bên

Phi-líp-pin đã đưa ra 15 đệ trình trong vụ kiện, yêu cầu Tòa xác định:

1) Phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng trên Biển Đông, cũng giống như của Phi-líp-pin, không thể vượt ra ngoài những gì được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (“UNCLOS” hay “Công ước”) cho phép;

2) Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS;

3) Bãi Scarborough không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng;

4) Bãi Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và đá Xu-bi (Subi Reef) đều là các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm và chúng không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, đồng thời không phải là các cấu trúc có thể bị thụ đắc thông qua chiếm đóng hay thông qua cách khác;

5) Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi-líp-pin;

6) Đá Ga-ven (Gaven Reef) và đá Ken-nan (McKennan Reef) (bao gồm cả đá Huy-gơ (Hughes Reef)) là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nhưng ngấn nước thấp nhất của chúng có thể được dùng để lần lượt xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe);

7) Bãi Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa;

8) Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp tới việc Phi-líp-pin hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của mình liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi-líp-pin;

9) Trung Quốc đã hành động một cách bất hợp pháp khi không ngăn cản công dân và tàu thuyền của mình khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin;

10) Trung Quốc đã ngăn cản một cách bất hợp pháp việc ngư dân Phi-líp-pin theo đuổi sinh kế bằng việc can thiệp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi Scarborough;

11) Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây;

12) Việc Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành các hoạt động xây dựng tại bãi Vành Khăn:

          (a) vi phạm các điều khoản của Công ước liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình;

          (b) vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển theo Công ước; và

          (c) cấu thành những hành vi bất hợp pháp trong việc cố tình chiếm đoạt theo cách vi phạm Công ước;

13) Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước trong việc sử dụng các tàu chấp pháp một cách nguy hiểm, gây ra nguy cơ nghiêm trọng về va chạm với tàu Phi-líp-pin hoạt động xung quanh bãi Scarborough;

14) Từ khi vụ kiện trọng tài này được bắt đầu vào tháng 1/2013, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm và mở rộng các tranh chấp thông qua các việc sau:

          (a) can thiệp vào các quyền hàng hải của Phi-líp-pin trong vùng nước tại và tiếp giáp bãi Cỏ Mây;

          (b) ngăn cản việc luân chuyển và tiếp tế cho lực lượng của Phi-líp-pin đồn trú tại bãi Cỏ Mây; và

          (c) đe dọa đến sức khỏe và đời sống của lực lượng của Phi-líp-pin đồn trú tại bãi Cỏ Mây;

15) Trung Quốc phải chấm dứt có thêm các yêu sách và hành động phi pháp.

Liên quan đến thẩm quyền của Tòa, Phi-líp-pin đã đề nghị Tòa tuyên bố rằng các yêu sách của Phi-líp-pin là “hoàn toàn nằm trong thẩm quyền và khả năng thụ lý của Tòa”.

Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện này, nhưng tuyên bố lập trường của mình là “Tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện này”. Trong Tài liệu lập trường của mình, Trung Quốc đã đưa ra các lập luận sau:

-          Bản chất của vụ kiện là chủ quyền lãnh thổ đối với một số cấu trúc biển ở Biển Đông, vấn đề này nằm ngoài phạm vi của Công ước và không liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước;

-          Trung Quốc và Phi-líp-pin đã thống nhất, thông qua các thỏa thuận song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua thương lượng. Việc Phi-líp-pin đơn phương khơi kiện tòa trọng tài này là vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật pháp quốc tế;

-          Ngay cả khi giả định rằng nội dung cua vụ kiện liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước, các nội dung này là một phần không tách rời của quá trình phân định biển giữa hai quốc gia, như vậy sẽ rơi vào trường hợp tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc phù hợp với Công ước, tong đó loại trừ các tranh chấp về phân định biển khỏi cơ chế trọng tài bắt buộc hay các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc khác;

Mặc dù Trung Quốc không đưa ra các tuyên bố chính thức tương ứng với phần lớn các đệ trình của Phi-líp-pin, trong quá trình tố tụng Tòa đã cố gắng xác định lập trường của Trung Quốc  trên cơ sở các tuyên bố công khai và thư tín ngoại giao.
(Tiếp theo)
______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê