Thứ 5,, 12-01-2017 , 01:51:00 AM

TrustBank âm hàng ngàn tỉ đồng trước khi chuyển nhượng cho Phạm Công Danh.

Như đã đưa tin, ngày 10-1, tại phiên phúc thẩm vụ đại án thiệt hại 9.000 tỉ đồng VNCB của Phạm Công Danh, VKS đã kiến nghị HĐXX phúc thẩm xem xét trách nhiệm hình sự đối với cha con ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, đồng thời kiến nghị cấm xuất cảnh các đối tượng liên quan trong vụ án mà cấp sơ thẩm đã khởi tố vụ án và những người bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự.

Sau đó, ngay trong đêm 10-1, Bộ Công an đã tống đạt khởi tố, tạm giam với hàng loạt lãnh đạo của Ngân hàng Đại Tín, sau đó di lý ra Hà Nội ngay trong đêm. 
Trong những người bị bắt tạm giam này có ông Hoàng Văn Toàn (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín) và ông Trần Sơn Nam (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín).

Vì sao các cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín bị bắt? - ảnh 1
Ảnh: Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín - ông Hoàng Văn Toàn - vừa bị bắt giam.

Ông Toàn là chủ tịch Ngân hàng Đại Tín trong giai đoạn điều hành ngân hàng gây ra nhiều thất thoát do cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn vay vốn.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm đại án, về tình hình TrustBank trước khi Phạm Công Danh vào ngân hàng này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho biết: Chốt số liệu vào ngày 29-2-2012 thì theo kết luận điều tra tổng tài sản có 20.846 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu 2.855 tỉ đồng, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế hơn 6.600 tỉ đồng.

Vì sao các cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín bị bắt? - ảnh 2Phạm Công Danh.

Đồng thời, đại diện NHNN cũng công bố ba nguyên nhân khiến cho Ngân hàng Đại Tín - TrustBank lâm vào cảnh khó khăn bao gồm:
Thứ nhất, bà Hứa Thị Phấn là cố vấn HĐQT và tỉ lệ sở hữu cao tại ngân hàng, thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của bà.
Thứ hai, nhóm khách hàng của Công ty Phương Trang đã sử dụng một lượng tiền lớn của Ngân hàng Đại Tín mà cụ thể là của nhân dân đã chây ì trả nợ nhằm chiếm đoạt số tiền này của Ngân hàng Đại Tín gây khó khăn cho Ngân hàng Đại Tín.
Thứ ba, HĐQT, ban điều hành Ngân hàng Đại Tín vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và Phương Trang.

Vì sao các cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín bị bắt? - ảnh 3Bà Hứa Thị Phấn, người liên quan tại phiên sơ thẩm.

Trong khi đó, công tố giai đoạn sơ thẩm xác định trước khi bán Ngân hàng Đại Tín - TrustBank (sau này là Ngân hàng Xây dựng - VNCB) cho Danh, nhóm bà Phấn, ông Toàn, ông Nam đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng.

Bị cáo Danh mua Ngân hàng Đại Tín trong tình trạng ngân hàng đã bị âm. Việc chuyển giao ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc chuyển mua cổ phần ngân hàng, mua bán lòng vòng, cần phải khởi tố điều tra tội lừa đảo, trốn thuế của các đối tượng có liên quan.
Bản án sơ thẩm đã quyết định khởi tố vụ án tại tòa đối với nhóm này.
Theo đó, HĐXX sơ thẩm kết luận ông Toàn và các thành viên khác trong hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín đã tham gia duyệt, cấp tín dụng hai hồ sơ vay của Công ty Đại Hoàng Phương, Công ty Thịnh Quốc là chưa phù hợp.

Hai khoản vay trên đã gây thiệt hại cho Ngân hàng VNCB là gần 471 tỉ đồng. Các bị cáo là nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng chi nhánh cũng đã bị truy tố về việc thẩm định và xét duyệt cho vay đối với hai khoản vay này. Trong khi đó, các đối tượng là thành viên hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín là những người duyệt, cấp tín dụng cho vay nhưng không bị truy tố, xử lý là chưa phù hợp.

Hành vi này của nhóm hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác có liên quan có dấu hiệu về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Do đó, HĐXX quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến hành vi trên của nhóm hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác. 

Các sai phạm của nhóm này đã được phát hiện từ tháng 7-2012. Nhưng ngày 12-2-2015, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ngay sau đó, VKSND TP.HCM đã ra quyết định ngày 22-4-2015 hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự trên và yêu cầu Công an TP.HCM làm rõ khởi tố vụ án hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 9-9-2016, khi xử ông Phạm Công Danh, TAND TP.HCM mới có quyết định khởi tố vụ án cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay với nhóm bà Phấn, Hoàng Văn Toàn... 

Tác giả HOÀNG YẾN (Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM)

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê