Lời tri ân
Chủ nhật,, 07-11-2010 , 07:00:00 AM
"Chúng ta nghiêm túc xem xét trách nhiệm của Chính phủ, trong đó tôi là người đứng đầu, trong quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu, kiểm điểm, kết luận rõ ràng, đây là việc làm bình thường theo quy định của Đảng. Tinh thần là phải hết sức bình tĩnh. Tiếp tục phát huy điểm mạnh, xử lý va vấp, khuyết điểm"
"Chúng ta nghiêm túc xem xét trách nhiệm của Chính phủ, trong đó tôi là người đứng đầu, trong quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu, kiểm điểm, kết luận rõ ràng, đây là việc làm bình thường theo quy định của Đảng. Tinh thần là phải hết sức bình tĩnh. Tiếp tục phát huy điểm mạnh, xử lý va vấp, khuyết điểm".
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xem xét trách nhiệm trong sai phạm Vinashin, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10 diễn ra hôm qua (6/11) đã phần nào làm giảm sức nóng của dư luận đang quan tâm đến phản ứng của Chính phủ trước những đề xuất và phát biểu của các Đại biểu quốc hội trong tuần qua. Thái độ cầu thị và nghiêm túc trong phát biểu của Thủ tướng thắp lên hy vọng cho không chỉ những người quan tâm đến sự kiện Vinashin mà còn hy vọng cho những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đời sống nhân dân, đến “sức khỏe” của các Doanh nghiệp nhà nước nói chung, các tập đoàn kinh tế nói riêng và đến hiệu quả sử dụng nguồn tài sản nhà nước, tiền thuế của nhân dân về một chương mới sáng sủa hơn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các tài sản của đất nước có được từ những bàn tay gầy guộc và đôi vai nặng trĩu của từng người dân Việt Nam.
Nhưng trước tiên chúng ta không thể không nhắc đến và nói lời tri ân tới các Đại biểu Quốc hội, những người có sứ mệnh đại diện cho từng người dân Việt Nam tại cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất, và có thể nói trong tuần qua, nhiều vị đại biểu đã hoàn thành quá xuất sắc trọng trách của mình trong kỳ họp này khi đã dũng cảm đưa ra những đề nghị mang tính tiên phong trong việc thực hiện các quyền quan trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội mà chưa bao giờ được thực hiện trong bối cảnh hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan hành pháp đang có những câu chuyện buồn.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét ý kiến của hai vị đại biểu về những vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay dưới hai phương diện khác nhau.
Tính chính trực của vấn đề
Đề cập đến tính chính trực của vấn đề ở đây là muốn nói đến việc đề xuất của các đại biểu quốc hội có hợp pháp và hợp lý, hợp tình không? Nói cách khác các đề xuất của đại biểu quốc hội có cơ sở pháp lý không, và việc thực hiện các đề xuất đó có cơ sở pháp lý không? Đồng thời cũng hợp lòng dân không?
Sau khi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phát biểu phân tích về tính nghiêm trọng của vụ Vinashin và đề xuất lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin, rất nhiều đại biểu khác bày tỏ thái độ đồng tình với đề xuất của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội, một Đại biểu Quốc hội đề nghị lập Ủy ban lâm thời để xem xét một vấn đề thuộc thẩm quyền của mình đồng thời xem xét trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Do vậy, đề nghị của vị đại biểu Quốc hội có thể làm nhiều người ngạc nhiên về sự quyết liệt của ông trong việc nêu đề xuất, và thậm chí có ý kiến cho rằng đại biểu có hơi quá không khi nêu vấn đề và cơ sở nào cho đề xuất ấy. Tuy nhiên, khi nghe đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phân tích về tính nghiêm trọng của việc thất thoát tài sản của Vinashin bằng những cách tính rất thực tế, đưa số tiền khổng lồ Vinashin làm thất thoát mà nhiều người khó hình dung mức độ lớn của nó thành những cách định lượng dễ hình dung, thì bất kỳ ai dù là phổ thông nhất cũng hiểu được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Đại biểu Thuyết cho rằng vụ Vinashin đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà người dân một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện. Như vậy, bằng cách tính có cơ sở, đơn giản nhưng lại rất gần dân, Đại biểu Thuyết đã khiến cho các Đại biểu Quốc hội khác thấy được sự nghiêm trọng trong vụ việc Vinashin, từ đó cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc phải lập một cơ quan có thẩm quyền cao hơn thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước để xem xét vụ việc một cách rõ ràng và công minh. Chính từ cách đặt vấn đề một cách thông minh như vậy, mà sau đó đề xuất của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết được rất nhiều các đại biểu khác cũng như dư luận ủng hộ. Như vậy, có thể nói cái đề xuất “ hoành tráng” của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thực tế không phải là một đề xuất “gây sốc”, bởi với trách nhiệm của một Đại biểu Quốc hội, là người giám sát cao nhất đối với các vấn đề quản lý kinh tế, quản lý tài sản nhà nước của cơ quan hành pháp, thì đây là một nghĩa vụ mà bất cứ một đại biểu có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm đều phải làm vì lợi ích của người dân và lợi ích của quốc gia. Như vậy, tính chính trực của vấn đề mà đại biểu nêu lên đã được khẳng định khi nó hợp tình, hợp với lòng dân. Xét ở góc độ hợp lý thì đề xuất trên cũng có cơ sở pháp lý vững vàng. Điều 7 khoản 5 của Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội quy định: “Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban”. Còn về quyền đề nghị của Đại biểu Quốc hội, Điều 12 khoản 1 của Luật này cũng quy định rất cụ thể: “ Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định”.
Với những phân tích ở trên, chúng ta một lần nữa khẳng định, đề xuất của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết với Quốc hội về việc lập một ủy ban để xem xét vụ việc của Vinashin là hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân. Và dưới góc độ tâm tư của các cử tri thì chúng ta thấy, đề nghị đó cần được thực hiện.
Trách nhiệm với lịch sử
Bày tỏ thái độ với một vấn đề khác cũng không kém phần “ nóng” và gai góc, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng làm cho dư luận quan tâm.Tại kỳ họp này các vấn đề về dự án bô xít tại Tây Nguyên không được đưa vào chương trình nghị sự. Nhưng đại biểu Dương Trung Quốc đã dành trọn khoảng thời gian mà mình có trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội để nói về dự án này, cũng như nói về trách nhiệm của Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội đối với dự án vốn đã không tốn ít giấy mực khi nói về nó trong suốt mấy năm gần đây.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: "Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ "vô cảm" đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bô-xít đã là chuyện "ván đã đóng thuyền".
Trước đó, đại biểu Dương Trung Quốc đã có thư gửi Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội phải có thái độ rõ ràng hơn đối với những ý kiến quan ngại của nhân dân đối với dự án này, đồng thời đề nghị bỏ phiếu thể hiện quan điểm của từng đại biểu trong vấn đề này bằng việc công bố danh tính của các đại biểu khi biểu quyết. Ông nhấn mạnh:
“Đây là một vấn đề mà hậu quả luôn tiềm ẩn lâu dài, nên mọi Đại biểu Quốc hội đều có trách nhiệm đối với những quyết định của mình trước lịch sử (không phải chỉ trong nhiệm kỳ ngắn hạn của mình). Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì trách nhiệm cũng phải là cao nhất…”.
Có thể nói cách nghĩ của đại biểu Quốc thể hiện một thứ cao hơn cách nghĩ của một vị Đại biểu Quốc hội thông thường, vì trách nhiệm của ông lúc này là trách nhiệm của một người yêu nước, một người con của dân tộc chứ không chỉ là trách nhiệm của một Đại biểu Quốc hội thuần túy. Có được điều đó, bởi ông đã vượt qua cái tư duy nhiệm kỳ trong việc thể hiện trách nhiệm của một vị đại biểu đại diện cho cử tri tại một khóa Quốc hội. Thiển nghĩ một vị Đại biểu Quốc hội muốn được coi là Đại biểu của nhân dân và của dân tộc phải vượt qua được hai thứ là tư duy nhiệm kỳ và tư duy lợi ích nhóm. Điều này chính là điểm nhấn để thấy được sự khác biệt về tính chất đại diện của một ông nghị trong các thể chế chính trị khác với một vị Đại biểu Quốc hội trong thể chế chính trị Việt Nam, khi mà trong đó Đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền và lợi ích của nhân dân là thống nhất.
Đại biểu Quốc đã nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề và đặt nó vào không gian lịch sử của cả dân tộc. Không gian đó không chỉ có phạm vi là Quốc hội các khóa mà ông được bầu làm đại biểu, mà không gian đó được ông liên tưởng với chiều dài hàng ngàn năm tồn tại của dân tộc. Những gì được quyết định tại một thời điểm lịch sử có tác động dù là tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của một đất nước, một dân tộc sẽ được lịch sử ghi lại dù là chính sử hay dã sử. Điều này đại biểu Quốc thấu hiểu hơn ai hết bởi ông là người nghiên cứu về lịch sử, ông đã “thấy” được điều đó trong lịch sử của đất nước Việt Nam. Và có lẽ ông cũng nghiệm ra một quy luật về sự phát triển của nhận thức của nhân loại là “tư duy của một nhóm người thì không thể sáng suốt hơn tư duy của cả một dân tộc”.
Một lần nữa chúng ta bày tỏ sự tri ân tới hai vị Đại biểu Quốc hội được nêu tên trong bài viết này và các vị Đại biểu Quốc hội khác có cùng quan điểm với các ông. Và chúng ta cũng lý giải được rằng tại sao các vị đại biểu của dân đó lại dũng cảm khi dám đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội những vấn đề gai góc và nhạy cảm như vậy khi nhiệm kỳ Quốc hội đã gần hết, họ sắp hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của mình. Đó là vì khi các vị đại biểu của dân khi nhìn nhận được tính chính trực của các vấn đề, tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước, cộng với tinh thần trách nhiệm trước người dân, trước đất nước và trước lịch sử của dân tộc thì họ có đủ sự tự tin để nêu lên bất cứ vấn đề gì dù nó nhạy cảm, gai góc đến đâu.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: "Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ "vô cảm" đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bô-xít đã là chuyện "ván đã đóng thuyền".
Trước đó, đại biểu Dương Trung Quốc đã có thư gửi Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội phải có thái độ rõ ràng hơn đối với những ý kiến quan ngại của nhân dân đối với dự án này, đồng thời đề nghị bỏ phiếu thể hiện quan điểm của từng đại biểu trong vấn đề này bằng việc công bố danh tính của các đại biểu khi biểu quyết. Ông nhấn mạnh:
“Đây là một vấn đề mà hậu quả luôn tiềm ẩn lâu dài, nên mọi Đại biểu Quốc hội đều có trách nhiệm đối với những quyết định của mình trước lịch sử (không phải chỉ trong nhiệm kỳ ngắn hạn của mình). Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì trách nhiệm cũng phải là cao nhất…”.
Có thể nói cách nghĩ của đại biểu Quốc thể hiện một thứ cao hơn cách nghĩ của một vị Đại biểu Quốc hội thông thường, vì trách nhiệm của ông lúc này là trách nhiệm của một người yêu nước, một người con của dân tộc chứ không chỉ là trách nhiệm của một Đại biểu Quốc hội thuần túy. Có được điều đó, bởi ông đã vượt qua cái tư duy nhiệm kỳ trong việc thể hiện trách nhiệm của một vị đại biểu đại diện cho cử tri tại một khóa Quốc hội. Thiển nghĩ một vị Đại biểu Quốc hội muốn được coi là Đại biểu của nhân dân và của dân tộc phải vượt qua được hai thứ là tư duy nhiệm kỳ và tư duy lợi ích nhóm. Điều này chính là điểm nhấn để thấy được sự khác biệt về tính chất đại diện của một ông nghị trong các thể chế chính trị khác với một vị Đại biểu Quốc hội trong thể chế chính trị Việt Nam, khi mà trong đó Đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền và lợi ích của nhân dân là thống nhất.
Đại biểu Quốc đã nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề và đặt nó vào không gian lịch sử của cả dân tộc. Không gian đó không chỉ có phạm vi là Quốc hội các khóa mà ông được bầu làm đại biểu, mà không gian đó được ông liên tưởng với chiều dài hàng ngàn năm tồn tại của dân tộc. Những gì được quyết định tại một thời điểm lịch sử có tác động dù là tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của một đất nước, một dân tộc sẽ được lịch sử ghi lại dù là chính sử hay dã sử. Điều này đại biểu Quốc thấu hiểu hơn ai hết bởi ông là người nghiên cứu về lịch sử, ông đã “thấy” được điều đó trong lịch sử của đất nước Việt Nam. Và có lẽ ông cũng nghiệm ra một quy luật về sự phát triển của nhận thức của nhân loại là “tư duy của một nhóm người thì không thể sáng suốt hơn tư duy của cả một dân tộc”.
Một lần nữa chúng ta bày tỏ sự tri ân tới hai vị Đại biểu Quốc hội được nêu tên trong bài viết này và các vị Đại biểu Quốc hội khác có cùng quan điểm với các ông. Và chúng ta cũng lý giải được rằng tại sao các vị đại biểu của dân đó lại dũng cảm khi dám đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội những vấn đề gai góc và nhạy cảm như vậy khi nhiệm kỳ Quốc hội đã gần hết, họ sắp hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của mình. Đó là vì khi các vị đại biểu của dân khi nhìn nhận được tính chính trực của các vấn đề, tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước, cộng với tinh thần trách nhiệm trước người dân, trước đất nước và trước lịch sử của dân tộc thì họ có đủ sự tự tin để nêu lên bất cứ vấn đề gì dù nó nhạy cảm, gai góc đến đâu.
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111"
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê