Thứ tư, 08-01-2014 , 06:38:00 AM

Sau khi đề nghị mức án đối với từng bị cáo đại diện VKS đề nghị: "Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn khai việc Dũng bỏ trốn do được Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tiết lộ. VKS thấy có dấu hiệu của tội làm lộ bí mật công tác, đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật công tác".


10h47. Tòa tiếp tục xét hỏi Vũ Tiến Sơn.
 

Sơn là người được Dương Tự Trọng bàn bạc, thống nhất và giao việc liên lạc, phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các bị can và các đối tượng khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trót lọt sang Campuchia. Sau đó, Sơn đã hai lần nhận tiền của Trọng (34.000 USD) để giao cho Đồng Xuân Phong, Trần Văn Dũng mang sang Campuchia cho Dương Chí Dũng.
 

Cáo trạng cáo buộc Sơn giữ vai trò chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Sơn khai, ngay tối 17-5, anh Trọng nói cho bị cáo biết việc của anh Dương Chí Dũng xấu và nhờ Sơn đưa Dũng “tạm lánh đi một thời gian”.
 

Tòa hỏi: “Tại lời khai của bị cáo có 2 lời khai về việc có 1 người báo cho Dương Chí Dũng đi lánh. Người đó là ai?”. “Người đó anh Trọng nói là một ông anh ở Bộ Công an.” - bị cáo Vũ Tiến Sơn nói.
 

Anh Trọng giao mỗi người một việc, bị cáo không hay biết gì để nói là chỉ đạo người khác. Việc đưa anh Dũng đi trốn đều xuất phát từ tình cảm. Theo ý nghĩ của bị cáo, đánh giá của cơ quan điều tra là đặc biệt nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng là không chính đáng. Tất cả các bị cáo chỉ bị truy tố theo khoản 1 điều 275 là phù hợp”.
 

Bị cáo Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn). Ảnh: Đức Minh
 

10h35 xét hỏi Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn).
 

Dũng được Vũ Tiến Sơn bàn bạc, thống nhất và trực tiếp thực hiện việc móc nối, cách thức để đưa Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
 

Ngày 3-6-2012, Dũng trực tiếp sang Campuchia bố trí chỗ ở và chuyển 30 ngàn USD của Dương Tự Trọng cho Dương Chí Dũng.
 

Bị cáo nhận thức ai là người chỉ đạo toàn bộ sự việc này?”- tòa hỏi. “Là anh Trọng”- Dũng đáp.
 

  Bị cáo Đồng Xuân Phong. Ảnh: Đức Minh
 

Tòa đang xét hỏi bị cáo Đồng Xuân Phong.
 

Theo cáo buộc của VKS, Đồng Xuân Phong cùng Trần Văn Dũng đã được Vũ Tiến Sơn bàn bạc, thống nhất và giao thực hiện việc liên lạc, phối hợp với Nguyễn Hồng Vinh (em vợ Dương Tự Trọng -NV), Hoàng Văn Thắng đón Dương Chí Dũng tại Củ Chi (TP.HCM). Sau đó đưa đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để trốn sang Campuchia trót lọt vào chiều tối ngày 23-5-2012.

 

Bị cáo Đồng Xuân Phong sau đó đã tiếp tục sang Campuchia hai lần để đưa tiền và bố trí nơi ở cho Dương Chí Dũng.

 

Tại tòa, Phong thừa nhận mọi hành vi như cáo trạng đã truy tố.
 

Tuy nhiên, cũng như những bị cáo bị xét hỏi trước đó, bị cáo Phong cho biết tại thời điểm đó (đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn- NV), bị cáo này không hay biết sự việc và mục đích của việc đưa Dũng ra nước ngoài.  
 

Bị cáo Hoàng Văn Thắng. Ảnh: Đức Minh
 

Bị cáo Hoàng Văn Thắng được xét hỏi đầu tiên. Thắng khai, trước khi phạm tội làm công an, quan hệ với Dương Tự Trọng là cấp trên cấp dưới. Thắng có hành vi lấy xe ô tô đưa Dương Chí Dũng đến Quảng Ninh. “6h tối ngày 17-5-2012, bị cáo nhận được điện thoại lạ gọi đến, nói lên gặp anh Trọng để anh Trọng trao đổi công việc. Bị cáo lên phòng làm việc của bị cáo Trọng thì trong phòng chỉ có bị cáo Trọng. Trọng cho biết anh Dũng có lệnh bắt và “nhờ em chở anh Dũng đi”. Khi bị cáo xuống dưới nhà thì đã thấy có xe ô tô Porsche đậu sẵn.
 

Trên đường đi Hà Nội, bị cáo có đỗ lại ở Phố Nối (Hưng Yên) (theo chỉ đạo của Trọng). Lúc đó gặp anh Sơn (bị cáo Vũ Tiến Sơn- NV) và anh Trọng bước xuống xe. Anh Sơn có đưa cho bị cáo một túi nilon và dặn là đưa cho Dương Chí Dũng…

 

Chủ tọa hỏi: “Hành trình từ Quảng Ninh đi đến TP. HCM mất ba ngày. Trên hành trình đi có ai gọi điện cho bị cáo không?”. “Có một hai lần gì đó, bị cáo Sơn gọi điện”- Thắng đáp.
 

Hình ảnh phiên xử sáng nay. Ảnh: Đức Minh
 

9h. Chủ tọa hỏi Dương Tự Trọng: “Bản cáo trạng truy tố bị cáo tội tổ chức người khác trốn ra nước ngoài có đúng không?”. Dương Tự Trọng đáp: "Bản cáo trạng “không đúng tí gì”.
 

8h30. Bắt đầu phần xét hỏi. Đại diện VKS công bố cáo trạng.
 

8h25, Chủ tọa phổ biến quyền lợi và nghĩa vụ của các bị cáo; quyền lợi và nghĩa vụ của người làm chứng.
 

8h10 phút: Chủ tọa phiên tòa thực hiện thẩm tra căn cước.
 

8h, phiên xử bắt đầu. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP. Hà Nội đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 

Dương Chí Dũng tại phiên tòa sáng nay. Ảnh: Đức Minh
 

Hai Kiểm sát viên của VKSND TP. Hà Nội là Lê Thị Bảo Yên và Vũ Đăng Hiếu được ủy quyền công tố tại phiên tòa.
 

Luật sư Nguyễn Đình Hưng và Vũ Thị Kim Ngọc, bào chữa cho Dương Tự Trọng.
 

Vợ chồng Dương Chí Dũng dự phiên tòa với tư cách người làm chứng.
 

Theo cáo trạng, chiều 17-5-2012, Dương Chí Dũng biết được thông tin sẽ bị khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã thông báo em với em trai là Dương Tự Trọng (khi đó đang là Phó giám đốc Công an TP. Hải Phòng). Trọng đã hướng dẫn Dũng tạm thời đến trốn tại nhà bạn gái Trọng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội).

 

Kế đó, Trọng đã bàn bạc, thống nhất giao cho Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng) tổ chức, chỉ đạo, phân công các đối tượng khác sử dụng xe ô tô chởDương Chí Dũng từ Hà Nội về Quảng Ninh, từ Quảng Ninh vào TP. HCM, rồi đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và tổ chức cho Dũng trốn sang Campuchia, từ Campuchia qua Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.

 

Do không được phép nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27-5, sau khi quay về Campuchia, Dương Chí Dũng đã thông báo cho Dương Tự Trọng biết. Trọng lại sai đàn em sắp xếp cho Dũng trốn tại Campuchia. Trọng sau đó đã đưa cho Vũ Tiến Sơn 30 ngàn USD chuyển cho Dũng, để Dũng có tiền chi phí trong thời gian trốn tại đây…

 

Đến ngày 4-9-2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ và đưa về Việt Nam.

 

Trong phiên tòa đang diễn ra, 4/7 bị cáo nguyên là cán bộ công an, trong đó Dương Tự Trọng nguyên là Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).

 

Một điểm đặc biệt khác, thực tế không có nhiều phiên tòa mà cả công an và giới “anh chị giang hồ” cùng đứng trước vành móng ngựa. Trong vụ án này, kế hoạch của Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn nhằm giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn được thực hiện bởi Trần Văn Dũng (tức Dũng Bắc Kạn), người từng bị TAND tỉnh Bắc Thái kết án về tội “buôn lậu” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

 

Một câu hỏi được dư luận quan tâm trước phiên xử này là ai đã gọi điện báo cho Dương Chí Dũng biết về việc mình bị khởi tố, để Dũng thực hiện kế hoạch bỏ trốn sau đó?

 

Tại phiên xử diễn ra hồi trung tuần tháng 12, Dương Chí Dũng đã từ chối không khai tên “người quen” này tại tòa vì cho rằng “việc này đang liên quan đến một vụ án khác mà nói ra ở đây, mọi người hiểu không đúng vấn đề sẽ tạo dư luận không tốt.

(còn tiếp)

Luatsuadong.vn theo Đức Minh (PLO)

**************************************

 

"Công ty Luật Á ĐôngDịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệpthay đổi đăng ký kinh doanh,  làm sổ đỏ, giải quyết tranh chấp , hợp đồng và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 0984924886".

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê