Thứ 7,, 23-12-2017 , 04:19:00 PM

Trong năm 2017, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỉ đồng và hơn 77.000 m2 đất, thế nhưng chỉ thu hồi chưa đến 350 tỉ đồng và 3.700 m2 đất. Số tiền và đất đai thất thoát chạy đi đâu?

Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (2006-2016) con số còn khủng khiếp hơn: Thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Số tiền thu hồi được chỉ gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất.

Có thể điểm qua những vụ án điển hình mà thủ phạm chấp nhận "hy sinh đời bố, củng cố đời con". Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, tổng số tiền phải thụ lý là 14.000 tỉ đồng, trong đó có khoảng 11.080 tỉ đồng tòa buộc sung công quỹ nhà nước thế nhưng chỉ thi hành được tổng cộng khoảng 350 tỉ đồng. Trong vụ án tại Công ty Cho thuê tài chính 2, tổng số tiền phải thu hồi gần 600 tỉ đồng nhưng đến nay chỉ mới thi hành được 30 tỉ đồng. Trong đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB), số tiền phải thi hành án là gần 12.000 tỉ đồng nhưng mới thu hồi được hơn 5.000 tỉ đồng (đạt 40%)...

Xác định được đối tượng tham nhũng, đồng phạm và tài sản tham nhũng, nhưng không truy được để thu hồi. Nói cách khác, tham nhũng đã bị vạch mặt, xử lý nhưng hậu quả vẫn còn. Tiền tham nhũng thường được đánh đổi bằng những tài sản công, biển thủ ngân sách, tạo vây cánh xà xẻo của công... Nên nếu không thu hồi được tiền này thì hậu quả của nó chắc chắn là người dân gánh chịu.

Trong câu chuyện thời sự về vụ Vũ "nhôm", cơ quan chức năng đã xác định trong số hơn 30 nhà công sản của TP Đà Nẵng đã được bán không qua đấu giá, hơn một nửa lọt vào tay Vũ "nhôm". Những mảnh đất đắc địa nhất cũng bị đại gia này thâu tóm và chỉ qua sang tay đã kiếm gần 500 tỉ đồng... Tất nhiên, không có quan chức liên quan nào đến những mảnh đất này có thể khù khờ đến nỗi dâng cho doanh nghiệp mối lợi lớn như thế.

Ở các nước phát triển, thu hồi bằng được tài sản tham nhũng là một phần bắt buộc của công cuộc chống tham nhũng. Không cho phép và trừng trị thẳng tay quan chức nhúng chàm để ngăn chặn một trong những đại nạn của xã hội hiện đại chính là tham nhũng.

Từ tháng 10 - 2003, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua công ước về phòng chống tham nhũng. Việt Nam đã tham gia công ước này vào tháng 7-2009. Ngay trong lời nói đầu, tổ chức này đã lưu ý tham nhũng đã vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế; việc làm giàu cho cá nhân một cách bất hợp pháp có thể đặc biệt gây phương hại cho các thể chế dân chủ, các nền kinh tế quốc dân và chế độ pháp quyền; quyết tâm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản.

Tài sản tham nhũng không tự dưng bay đi mất. Nó có nơi ẩn nấp, có đường tẩu tán và có cả người che đậy. Không thể để tham nhũng có thể thoát thân với tài sản kếch xù được rút rỉa từ bầu máu quốc gia.

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê