Ông Trịnh Xuân Thanh đối mặt án tử
Thứ 4, 24-01-2018 , 02:52:00 AM
Ngày 24-1, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và bảy đồng phạm trong vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).
Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 6-2, làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật.
Theo cáo trạng, ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị truy tố theo điểm a khoản 4 Điều 278 BLHS, có mức hình phạt cao nhất đến tử hình. Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà, em trai ông Đinh La Thăng) cũng bị xét xử trong vụ án này.
Em trai ông Thăng làm trung gian móc nối
Theo cáo trạng, Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Công ty Xuyên Thái Bình Dương) gồm năm cổ đông sáng lập. Trong đó PVP Land sở hữu hơn 12 triệu cổ phần (chiếm hơn 50%), Công ty Cổ phần Đầu tư Vietsan sở hữu sáu triệu cổ phần (chiếm 25%)...
Năm 2009, Công ty Xuyên Thái Bình Dương được cấp giấy phép xây dựng dự án Nam Đàn Plaza (đường Phạm Hùng, Hà Nội). Tháng 3-2010, Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1-5) gặp nguyên trưởng phòng kinh doanh PVP Land Đặng Sỹ Hùng (đã mất) đặt vấn đề mua lại 100% cổ phần của các cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương trong dự án Nam Đàn Plaza với giá khoảng 52 triệu đồng/m2.
Sau đó, Lê Hòa Bình đã gặp, đàm phán với đại diện của năm cổ đông sáng lập Công ty Xuyên Thái Bình Dương, thống nhất ký hợp đồng đặt cọc 100 tỉ đồng để mua 24 triệu cổ phần của công ty này với mức giá trên.
PVP Land là cổ đông đang sở hữu hơn 50% cổ phần của Công ty Xuyên Thái Bình Dương, phải được PVC đồng ý cho chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông theo hợp đồng đặt cọc mới được thực hiện. Vì vậy, phó tổng giám đốc Vietsan Thái Kiều Hương đã gặp Đinh Mạnh Thắng (người có thể tác động đến chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh) nhờ liên hệ xin gặp ông Thanh.
Kết quả điều tra cho thấy đã có sự móc nối, chỉ đạo, thực hiện giữa Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... cùng sự đồng tình của Lê Hòa Bình để ký hợp đồng chuyển hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land với giá chuyển nhượng chỉ tương đương 34 triệu đồng/m2 đất. Trong khi đó, giá chuyển nhượng cổ phần của bốn cổ đông khác thì được ký theo giá thỏa thuận.
Cáo trạng thể hiện giá trị hợp đồng là gần 192 tỉ đồng, so với giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc giảm hơn 87 tỉ đồng.
Để hoàn thành thương vụ này, Lê Hòa Bình đã chi 49 tỉ đồng. VKSND Tối cao cáo buộc trong số tiền này, ông Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt 14 tỉ, Đào Duy Phong (chủ tịch HĐQT PVP Land) 10 tỉ, Đinh Mạnh Thắng 5 tỉ đồng. Ngoài ra, Lê Hòa Bình khai chi cho Huỳnh Nguyễn Quốc Duy 13 tỉ đồng tiền môi giới nhưng Duy khai chỉ nhận 11 tỉ đồng.
Ông Trịnh Xuân Thanh vừa lãnh án tù chung thân trong phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, nay lại tiếp tục hầu tòa. Ảnh: TTX
Ông Thanh nhận valy 14 tỉ đồng như thế nào?
Theo cáo trạng, ngày 6-4-2010, Lê Hòa Bình thanh toán 50% giá trị hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương. Theo lời khai của bà Thái Kiều Hương, Đặng Sỹ Hùng đã gọi điện thoại cho bà nhờ bà yêu cầu Lê Hòa Bình đưa 14 tỉ đồng chuyển cho ông Trịnh Xuân Thanh.
Bà Thái Kiều Hương sau đó đã gọi điện thoại cho ông Đinh Mạnh Thắng nhờ chuyển 14 tỉ đồng cho Trịnh Xuân Thanh. Ông Thắng nhận lời, nói bà Hương mang tiền đến nhà giao cho vợ ông Thắng rồi ông Thắng sẽ chuyển cho ông Thanh.
Bà Hương làm theo lời dặn. Hôm sau, ông Thắng gọi điện thoại báo cho ông Trịnh Xuân Thanh biết. Ông Thanh dặn ông Thắng chuyển số tiền nói trên cho tài xế của ông Thanh. Sau đó, ông Thắng đã yêu cầu tài xế của mình để 14 tỉ đồng vào một valy (loại có bánh xe kéo) và chuyển cho tài xế của ông Thanh.
Tại CQĐT, lời khai của các bị cáo Thái Kiều Hương, Đinh Mạnh Thắng, Nguyễn Đặng Toàn (tài xế của ông Trịnh Xuân Thanh)... phù hợp với nhau về việc nhận, chuyển 14 tỉ đồng cho ông Thanh. Ông Thanh cũng khai nhận việc này và cho biết khi mở ra thấy tiền, ông không đếm cụ thể mà gọi điện thoại hỏi ông Thắng thì ông Thắng nói “Biếu sếp chút quà”.
Các bị cáo trong vụ án 1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC). 2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land). 3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land). 4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà). 5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5). 6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5). 7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới). 8. Thái Kiều Hương (phó tổng giám đốc Công ty Vietsan). |
VKS: Ông Thanh có vai trò quyết định
Theo VKS, toàn bộ hơn 12 triệu cổ phần mà PVP Land sở hữu tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc phần vốn góp của PVC là doanh nghiệp nhà nước do ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch HĐQT (có gần 88% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN). Chủ tịch HĐQT PVP Land Đào Duy Phong và tổng giám đốc PVP Land Nuyễn Ngọc Sinh là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land.
Số cổ phần này là tài sản nhà nước giao cho các bị cáo trên quản lý nhưng họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế nhằm chiếm đoạt hơn 87 tỉ đồng và đã chiếm đoạt được 49 tỉ đồng.
“Căn cứ tài liệu điều tra xác định Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi quyết định, chỉ đạo việc PVP Land chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá trị 52 triệu đồng/m2, số tiền 14 tỉ đồng đã được chuyển cho Trịnh Xuân Thanh lấy từ số tiền chênh lệch giá của hợp đồng” - cáo trạng nhận định. Còn ông Đinh Mạnh Thắng là người móc nối, tác động để ông Thanh cho chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land...
Tuy nhiên tại CQĐT, ông Trịnh Xuân Thanh mặc dù thừa nhận đã nhận valy tiền do ông Đinh Mạnh Thắng đưa nhưng không thừa nhận việc đã thỏa thuận, chỉ đạo bán cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế để chia nhau chiếm đoạt tiền chênh lệch.
Đã trả 14 tỉ đồng Theo cáo trạng, sau khi CQĐT khởi tố vụ án Lê Hòa Bình cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và triệu tập bà Thái Kiều Hương lên làm việc, bà Hương đã yêu cầu ông Đinh Mạnh Thắng trả lại 19 tỉ đồng mà bà chuyển cho ông Thắng và ông Trịnh Xuân Thanh. Sau nhiều lần yêu cầu, ông Thắng đã trả cho bà Hương 5 tỉ đồng đã nhận. Ông Thắng cũng gọi điện thoại thông báo với ông Trịnh Xuân Thanh rằng vụ việc đã bị phát hiện, bà Hương yêu cầu trả lại tiền. Ông Thanh đồng ý và đề nghị ông Thắng trực tiếp đến phòng làm việc của ông tại PVC nhận lại 14 tỉ đồng và chuyển cho bà Hương. |
Tác giả ĐỨC MINH theo Báo PLTPHCM
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê