Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Có hiện tượng tội phạm móc nối với cơ quan chức năng, kể cả cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm che chắn hành vi vi phạm. Xã hội đen, tội phạm ma túy thường mua chuộc cả quan chức cấp cao, phải đặc biệt cảnh giác".
Đầu tư vào cái ghế
Ông nhìn nhận thế nào về phát hiểu của Phó Thủ tướng?
Mua chuộc cán bộ thực chất là đưa hối lộ, đó là thực tế đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội. Việc mua chuộc cán bộ, cấp dưới mua cấp trên bằng nhiều hình thức như bằng tiền bạc, hiện vật có giá trị, thậm chí bằng tình cảm. Hiện tượng này mang tính phổ biến chứ không có gì là mới lạ hay vừa xuất hiện cả, nó trở thành một đại họa trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
|
Luật sư Chu Văn Vẻ trả lời phỏng vấn. |
Ông có thể nói rõ hơn?
Nó khủng khiếp lắm. Tôi trong lĩnh vực tòa án, tôi có nghe phong thanh, muốn làm chánh án của một quận, huyện là phải đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Rồi muốn làm bí thư, chủ tịch đều phải bỏ ra dăm mười tỷ đồng. Sự mua bán ấy được thực hiện với nhau giữa các cá nhân. Nó chính là sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội, vào bộ máy công quyền. Tất nhiên, ở góc là luật sư, nói mà chẳng có chứng cớ thì cũng không làm được gì.
Nói như ông thì việc mua quan bán chức thực chất nó là một khoản đầu tư?
Tôi cho là vậy. Đây là một thứ bệnh nặng nề của đời sống xã hội. Gốc rễ của vấn đề là chủ nghĩa cá nhân bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường đua chen nhau, sự suy thoái về đạo đức. Bên ngoài người ta vẫn hô khẩu hiệu học tập, rèn luyện đạo đức, nhưng bên trong vẫn làm những việc đó. Nó chính là sự sáo rỗng của khẩu hiệu.
Ý ông là nhiều người không thống nhất lời nói và việc làm?
Cứ ở hội nghị thì người ta phát biểu khác, ra ngoài thì lại nói khác. Chỉ có vị trí ấy thì mới có cơ hội nhận hối lộ và kiếm được tiền. Được bổ nhiệm một khóa là tính ngay ra được bao nhiêu tiền. Đó cũng là tất yếu khách quan do nền kinh tế thị trường mang lại thôi.
Trong câu chuyện này thì vai trò của luật pháp nằm ở đâu?
Trong tổng thể của hệ thống, pháp luật có vai trò nhất định, nhưng nó khép kín với nhau. Pháp luật không thể điều chỉnh hết mọi ngõ ngách của thực tế được. Cuối năm nào cũng bình xét thi đua, cũng đạt danh hiệu thi đua một cách đầy chiếu lệ. Nói chung, tham nhũng, hội lộ là một vấn nạn ghê gớm lắm rồi. Vừa rồi tôi gặp một người làm ở một chức vụ rất thấp nhưng có xe riêng để lái. Tôi mới nói đùa với cậu ấy: "Không tham nhũng thì lấy đâu tiền mà mua xe".
Cơ chế nào "bới" ra được?
Theo ông thì tình trạng tội phạm mua chuộc quan chức tác động thế nào đến việc xét xử, gây nên những vụ án oan? Khái niệm quan chức là vô cùng rộng, việc mua chuộc lại không cần phải tinh vi mà vẫn thực hiện được. Một người khi đã đứng trong đội ngũ cơ quan công quyền đã có thể là quan chức rồi. Đó là người có chức vụ nhất định và phạm vi ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, đến các khâu trong hoạt động của nền hành chính. Ngay vừa mới hôm qua tôi đến một phiên tòa xử, bị cáo bị xử tử hình. Nhưng phía tòa án bỏ đi một loạt các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, mà nếu đưa ra hết các tình tiết này thì bị cáo chỉ bị áp dụng khoản 2 của tội giết người là từ 7 10 năm tù.
Ông có làm gì để bảo vệ người phạm tội trong tình huống đó không?
Tôi đấu tranh yêu cầu không được bỏ ra ngoài các chứng cớ này. Phải làm rõ những tình tiết này để đưa vào hồ sơ thì mới xét xử được. Sau khi thẩm vấn thêm thì tòa hoãn xử. Tôi vẫn nói với anh em rằng trời ơi, sao trong thế kỷ XXI mà vẫn có vụ án như thế này.
Rõ ràng là có gì mờ ám trong đó?
Chính là việc mua bán những người có chức vụ, quyền hạn. Người ta mua cả điều tra, mua cả tòa án, mua cả viện kiểm sát để không đưa các tình tiết giảm nhẹ này vào vụ án để xử tử hình bằng được bị cáo kia.
Nói thế thì chả lẽ những người "cầm cân nảy mực" thích làm gì thì làm, thích xử thế nào thì xử?
Họ vô cùng nhiều cơ hội. Khi đã có chức vụ trong bộ máy công quyền nói chung, không riêng trong ngành tòa án, thì có vô vàn cơ hội, tha hồ tự tung tự tác, không gì khống chế được cả. Muốn đưa tình tiết nào vào, bỏ tình tiết nào ra là quyền của họ rồi. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến oan sai. Không chỉ là xử sai mà bỏ lọt tội phạm cũng là oan sai. Khi đã bị mua chuộc thì các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ sẽ bị thay đổi hết.
Những người đó làm sai thì phải bị xử lý chứ ạ?
Cơ chế nào "bới" ra được những người đó. Vụ Nguyễn Thanh Chấn đã xử lý những người liên quan, nhưng biết bao nhiêu vụ mới có một vụ như thế. Ai "bới" ra, làm sao "bới" ra hết được. Vấn đề là cơ chế nó khép kín, người bên ngoài thì không thể biết được quy trình đó như thế nào, thế thì ai là người "bới" ra? Tôi và ông giống nhau, cùng là làm sai làm bậy, thì bới ra để làm gì.
Cứ nói cho oách
Nhưng cán bộ thì phải vì nhân dân phục vụ chứ ạ? Như ông nói thì tiêu cực quá! Người ta cứ nói vì nhân dân quên mình, học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng nó chỉ là hình thức, rất vô bổ. Không ai bới móc được ai bởi ai cũng ngầm hiểu là phải như thế. Vừa rồi báo chí có nêu tình trạng một số vị đại biểu hội đồng nhân dân có khi trong suốt cả nhiệm kỳ im lặng, chỉ biết giơ tay biểu quyết là xong. Nó cũng là biểu hiện của thực trạng tham nhũng hối lộ nhằm chỉ để có cái ghế đấy.
Số vụ phát hiện xét xử có sai phạm là rất ít, ít như thế nào thưa ông?
Thì cứ tưởng tượng sự vô cùng vô tận với con số một, hai. Ở các nước khác, thực trạng xét xử có giống như Việt Nam? Khi tôi sang Úc thì tôi thấy, họ làm nghiêm minh lắm. Điện thoại của thẩm phán là không ai công bố, người dân cũng không cần biết, không cần phải chạy án. Họ cũng có tham nhũng, nhưng nền kinh tế của họ đã phát triển, họ có thể khống chế nhau được. Mặt bằng kinh tế cao nên người ta cũng không nghĩ đến điều đó.
Phải chăng do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên chúng ta mới còn tồn tại những tiêu cực đó?
Pháp luật dựa trên thực trạng đời sống kinh tế, khi nền kinh tế còn thấp kém và lạc hậu thì khó mà có thể có một nền pháp luật hoàn thiện và sự thực thi pháp luật nghiêm minh được. Pháp luật không bao quát hết thì người thực thi pháp luật phải nghiêm minh? Vấn đề là không ai khống chế người thực thi pháp luật cả, trong tình trạng đua nhau tích tụ tài sản khủng khiếp thế này thì mọi thứ còn tệ hơn nhiều nữa. Cứ có chức vụ là đua nhau chiếm đoạt, tích tụ tài sản cho con cho cháu, anh em họ hàng, bất chấp pháp luật, vơ vét được càng nhiều càng tốt. Đấy, giờ người ta đang đi kiểm tra tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đấy. Cứ nhìn vào lực lượng thanh tra kiểm tra như thế nào là thấy ngay bộ mặt của tham nhũng thôi. Chỉ cần "gõ cửa" là được "nhả phong bì"!
Đi thanh tra kiểm tra, chỉ cần ngồi chơi xơi nước là có tiền.
Xin cảm ơn ông!
Trước đây tôi có bào chữa cho một người làm ở trong ngành thanh tra đi thanh tra là lấy tiền, nhưng người đó cũng bảo với tôi, ở đây mấy chục năm rồi thì ai cũng như thế cả. Không như thế thì sẽ không có chỗ đứng, sẽ bị đánh bật ngay. Người sạch không ở với người bẩn được, nếu đã ở trong môi trường bẩn thì khó mà giữ mình trong sạch được. Chỉ khi nào không thể để cho mình bẩn thì người ta mới phải chịu mà đầu hàng
|
Nguồn: Đời Sống và Pháp Luật
_________________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"