Thứ năm, 27-11-2014 , 04:02:00 AM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh

**************** 
Chưa có một vụ rửa tiền hay tham nhũng nào được xử lý từ những thông tin tình báo tài chính.
 

Làm thế nào để thu hồi tài sản tham nhũng trả lại nguồn lực cho xã hội, triệt tiêu động cơ tham nhũng là vấn đề được các chuyên gia trong và ngoài nước bàn luận sôi nổi trong cuộc Đối thoại Phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 13 với chủ đề các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản diễn ra sáng 26-11. Đối thoại do Thanh tra Chính phủ (TTCP) cùng Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức.
 

Những giao dịch đáng ngờ...

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, TTCP cũng cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả còn thấp. “Mặc dù giá trị tài sản thu hồi được trong các vụ án tham nhũng năm 2014 đã tăng lên 22,3% so với con số hơn 10% của năm 2013 nhưng việc thu hồi tài sản tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn đối với công tác PCTN của Việt Nam” - ông Đạt nói.

Ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp), cũng cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng là khó nhất trong công cuộc PCTN. “Việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ việc không thể thu hồi tài sản do không phát hiện, truy tìm được. Tài sản đã bị chuyển hóa tinh vi dưới nhiều cách thức khác nhau như chuyển quyền sở hữu cho người khác, thông qua hoạt động rửa tiền, mua sắm tài sản khác, phương tiện có giá trị và có cả việc chuyển tiền ra nước ngoài”. Ông Tuấn nói thế và cho rằng một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là “do quá trình phát hiện, điều tra, xử lý vụ tham nhũng kéo dài, bị cắt khúc qua nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng người phạm tội tẩu tán hết tài sản…”.

Vị này cũng cho hay cơ quan tình báo về tài chính của Việt Nam có phát hiện những thông tin về giao dịch đáng ngờ và những thông tin tình báo tài chính khác đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một vụ rửa tiền hay tham nhũng nào được xử lý từ những thông tin này.

Tiền tham nhũng đã chuyển hóa tinh vi thành các tài sản khác khó thu hồi. Ảnh minh họa: HTD

 

Cần có hệ thống kiểm soát

Để việc thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả, ông Tú đề xuất phải đánh vào tâm lý “hy sinh đời bố củng cố đời con” để người phạm tội tham nhũng cũng như những người thân của họ không trục lợi được gì từ hành vi tham nhũng. “Thu hồi tài sản tham nhũng không phải là vấn đề được xử lý cuối cùng trong xử lý tham nhũng mà phải đặt ngay giai đoạn đầu để tránh tình trạng tẩu tán tài sản tham nhũng” - ông Tú nói.

Theo ông Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ở Anh quá trình thu hồi tài sản thông qua bản án hình sự đòi hỏi nhà công tố, điều tra có kỹ năng nghề nghiệp thật tốt mới làm được. “Vì vậy chúng tôi sử dụng 50% giá trị tài sản chúng tôi thu hồi được để phục vụ nâng cao năng lực cho lực lượng này. Đây cũng là hình thức động viên khuyến khích để thúc đẩy việc thu hồi tài sản tham nhũng” - ông nói.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã có Luật Phòng, chống rửa tiền, có Cục Phòng, chống rửa tiền tức là đã có biện pháp phù hợp, tuy nhiên việc thực thi đang là thách thức lớn. Bởi lẽ nhiệm vụ các cơ quan của Việt Nam còn chồng chéo. Vì vậy vấn đề của Việt Nam là làm sao tránh sự chồng chéo chức năng của các cơ quan để thực hiện việc thu hồi tài sản ngăn chặn tham nhũng vì tham nhũng ở Việt Nam ngày càng tinh vi, phức tạp.

“Việt Nam cần có hệ thống kiểm soát được tình hình này. Nhất là khi hội nhập sâu thì những dòng tiền bất chính sẽ càng có cơ hội chảy ra nước ngoài ngày càng cao nên cần các biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa tham nhũng ở mức độ lớn hơn. Phòng ngừa là rất quan trọng bởi khi thu hồi tài sản sẽ khó khi dòng tiền đã chảy ra nước ngoài hoặc đã bị tẩu tán. Phải “cắm cờ” từ trước đừng để tài sản chảy đi rồi mới cắm thì rất khó!” - bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Chống thất thoát khi thu hồi tài sản tham nhũng

Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thu hồi tài sản là nội dung quan trọng trong PCTN. Vì vậy tinh thần là phải thu hồi tài sản tham nhũng, chống thất thoát.

Theo Phó Thủ tướng, vấn đề này được quy định nhiều văn bản đề ra nhưng thực hiện chưa đạt yêu cầu. “Vì vậy chúng ta phải tiếp tục tìm giải pháp cụ thể hơn, quyết liệt hơn. Trong đó nêu cao vai trò người dân, báo chí cùng với sự hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới” - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.

Ông Giles LeverĐại sứ Vương quốc Anh:

Doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng

Liên quan đến một số vụ việc nước ngoài cáo buộc một số quan chức Việt Nam nhận hối lộ như vụ đường sắt và vụ thiết bị y tế mới đây, ông Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố sẽ tiến hành điều tra những vụ việc này. Nhưng ông Giles Lever cũng cho rằng: “Sẽ là một sai lầm lớn khi cho rằng các trường hợp hối lộ, tham nhũng ở Việt Nam là do các công ty nước ngoài làm đối với Việt Nam”.

Ông Giles Lever cho rằng có một điều cả doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước họ đều là nạn nhân của tham nhũng. “Tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều mong muốn được làm ăn trong một môi trường trong sạch ở Việt Nam. Thế nhưng trên thực tế để có được một giấy phép, thông qua được một hợp đồng, đơn đặt hàng nào đấy thì doanh nghiệp lại bị hỏi các khoản bôi trơn, hối lộ” - ông Giles Lever nói. Theo ông, việc VCCI đã đưa ra Đề án 12 về việc thành lập Liên minh liêm chính vào ngày 9-12 tới đây là rất quan trọng để tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc phòng, chống tham nhũng.

Ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp), dẫn số liệu của VKSND Tối cao cho hay từ tháng 10-2010 đến tháng 4-2013, tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện trên 17.000 tỉ đồng nhưng tổng giá trị tài sản thu hồi được khoảng 5.000 tỉ đồng, chiếm 29,4%. Còn theo báo cáo của TTCP, năm 2014 phát hiện 54 vụ tham nhũng số tiền 68,5 tỉ đồng thì thu hồi được 46,9 tỉ đồng, chiếm 68,5%.

Muốn diệt chuột phải có mèo mạnh hoặc bẫy “bén”

Các bạn nói rằng “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Đây là một việc khó nhưng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm được cách để đánh chuột mà không vỡ bình. Tôi đi nhiều nước trên thế giới tôi thấy có những nơi cứ để chuột có cơ hội lớn lên, không những chúng làm vỡ bình mà còn ăn sạch tài sản của nhà đó. Vì vậy giải pháp chúng ta là phải có con mèo mạnh hơn hoặc cái bẫy chuột hiệu quả hơn, thậm chí là thuốc diệt chuột. Dù bằng cách nào, mục đích chính là phải diệt được chuột, nếu không sẽ có lúc chuột đuổi chủ ra khỏi nhà.

Ông GILES LEVER, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam

50% doanh nghiệp phải chi trả các khoản phi chính thức

Qua khảo sát điều tra 8.000 doanh nghiệp mới đây của VCCI, hơn 50% số doanh nghiệp này cho biết họ phải chi trả các khoản phi chính thức khi thực hiện các giao dịch với các cơ quan nhà nước.

Ông VŨ TIẾN LỘC, Chủ tịch VCCI

Tác giả THU HẰNG (Báo Pháp luật TPHCM)

_________________

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê