Các nguyên tắc cần biết khi ký hợp đồng
Thứ năm, 28-02-2013 , 06:48:00 PM
Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************"
1. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Pháp luật hợp đồng dựa trên một nguyên tắc rất phổ quát, đó là quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của tổ chức, cá nhân. Quyền tự do khế ước này được ghi nhận tại điều 4, Điều 389.1 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, điều 11 Luật thương mại (LTM) 2005. Theo đó, buôn bán với ai, theo giá cả và những điều kiện thương mại nào, về nguyên tắc thuộc quyền tự do lựa chọn và định đoạt của từng người kinh doanh. Chỉ có điều, các thỏa thuận hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc các bên phải tuân thủ; sau khi ký hợp đồng một bên nếu tự cho là bị thua thiệt không thể đương nhiên chối bỏ nghĩa vụ hợp đồng. Khi cần thiết, bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp để bảo hộ việc thực thi các cam kết đó.
2. Nguyên tắc hạn chế tự do hợp đồng
Quyền tự do khế ước của người kinh doanh theo điều 4, điều 389.1 BLDS, điều 11 LTM như đã nói ở trên bị hạn chế ở một số trường hợp dưới đây: (i) dịch vụ công ích, (ii) các quy định bắt buộc nhằm bảo vệ trật tự công.
♦ Dịch vụ công ích: Các công ty cung cấp dịch vụ công ích, ví dụ vận tải hành khách công cộng, cung ứng điện, nước, chiếu sáng, môi trường... có nghĩa vụ phải phục vụ các khách hàng theo những điều kiện do nhà nước kiểm soát mà thường không có quyền từ chối hay phân biệt đối xử khách hàng.
♦ Trật tự công: Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ cạnh tranh hay bảo vệ thương mại lành mạnh và các giá trị khác mà một xã hội tôn trọng (order public) pháp luật có nhiều quy định mang tính bắt buộc. Các bên tham gia hợp đồng buộc phải tuân thủ các quy định bắt buộc này, thỏa thuận trái với quy định bắt buộc của pháp luật đều có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu.
Ví dụ 1: Các doanh nghiệp có thể thỏa thuận một khoản tiền phạt cho các hành vi vi phạm hợp đồng, song tổng mức phạt không được
vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ trong hợp đồng bị vi phạm, điều 301 Luật thương mại. Quy định như vậy nhằm tránh một bên được lợi bất hợp lý do bên kia vi phạm hợp đồng, song chưa gây ra thiệt hại đáng kể gì cho bên bị vi phạm. Có thể coi phạt là một loại bồi thường thiệt hại ước tính.
Ví dụ 2: Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận, song không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, điều 476 BLDS.
Ví dụ 3: Khi ký kết một hợp đồng nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền một bản hợp đồng mẫu và một bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình trong thời hạn 15 ngày trước khi ký kết hợp đồng (theo quy định tại điều 8.1 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006). Đây là một quy định bắt buộc nhằm tạo cơ hội cho bên nhượng quyền có cơ hội tìm hiểu thông tin; vi phạm quy định này hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu.
Ví dụ 4: Các công ty bán hàng đa cấp bị cấm buộc các hợp tác viên phải đóng một khoản tiền hay mua một số lượng hàng hóa nhất định mới được gia nhập mạng bán hàng đa cấp (theo quy định tại điều 7.1 Nghị định số 10/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005).
3. Nguyên tắc thiện chí và trung thực
Thiện chí và trung thực là một nguyên tắc được nhắc lại nhiều lần trong pháp luật hợp đồng, xem điều 6, điều 389.2, điều 412.2 Bộ luật dân sự. Các bên phải hành xử với nhau một cách thiện chí và trung thực trong suốt quá trình đàm phán, giao kết, thực hiện và chấm dứt quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải thích hành xử thế nào là thiện chí và trung thực trong những tình huống cụ thể cần được các Tòa án, Trọng tài viên giải thích thông qua các bản án và quyết định trọng tài. Ví dụ vào cuối một buổi chiều thứ sáu, A đặt mua của B một lô hàng, hẹn trong 48 giờ B phải thông báo cho A biết có chấp nhận giao hàng được hay không. Trong suốt 48 giờ trong cuối tuần đó, A không tạo điều kiện cho B liên lạc, ví dụ không nghe điện thoại, đóng cửa văn phòng, tắt máy fax. Hành xử như vậy, A đã hành động ngược lại với nguyên tắc thiện chí. Nếu B chấp nhận giao hàng vào sáng thứ hai tuần sau, người ta cho rằng hợp đồng vẫn được xác lập một cách có hiệu lực, vì hai bên A và B phải hành xử một cách thiện chí.
Tác giả: Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
______________________
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam), và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê