Thứ sáu, 30-05-2014 , 01:37:00 AM

Bầu Kiên cuối cùng cũng được HĐXX cho phát biểu trong buổi chiều nay (29/5). Trước khi phát biểu, ông Kiên đề nghị HĐXX kiên nhẫn nghe trình bày của mình và nhắc nhở nếu bị cáo có trích dẫn gì sai sót.

Tôi đã chờ đợi giờ phút này 21 tháng qua...

Nguyễn Đức Kiên bắt đầu phần tự bào chữa cho mình: Tôi đã chờ đợi giờ phút này 21 tháng qua, rất kiên nhẫn chờ đợi. Xin phép HĐXX kiên nhẫn nghe tôi trình bày đầy đủ toàn diện ý kiến của tôi để giúp tôi tự bảo vệ mình trước Tòa.

“21 tháng nay sức khỏe tôi không được tốt do nhiều thứ ức chế”- bầu Kiên nói.

Tôi xin trình bày 3 phần gồm ý kiến của tôi về toàn bộ nội dung vụ án; ý kiến tranh luận chi tiết với VKS và cuối cùng là một số kiến nghị của tôi tới HĐXX

Khi tôi nhận được lệnh bắt và lệnh khởi tố về tội Kinh doanh trái phép thì trời đất dưới chân tôi như sụp đổ vì tôi không thể tin được. Tôi, một người gần 30 năm lại kinh doanh trái phép? Tôi đã có ý kiến ngay là tôi không kinh doanh trái phép và không làm ảnh hưởng chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Khi đọc lệnh này thì tôi vô cùng ngạc nhiên vì một đoạn ngắn 4 dòng có 3 nội dung cơ quan điều tra ghi không đúng bản chất và nội dung trao đổi. Thứ nhất là nội dung nói rằng tôi là chủ sở hữu của Công ty B&B, Cty đầu tư tài chính Hà Nội, Cty đầu tư tài chính Á Châu. Ở B&B tôi là 1 trong 3 cổ đông, ở các công ty kia, tôi là đại diện phần vốn góp của Công ty Tập đoàn tài chính Á Châu.

Thứ hai, nói các công ty này không có chức năng kinh doanh tài chính nhưng mua cổ phần tại ngân hàng khác. Cái này cũng sai vì mua cổ phần không phải là kinh doanh mà là đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ trong Luật DN quy định rõ kinh doanh là gì, góp vốn là gì. Luật Đầu tư ghi rất rõ thế nào là đầu tư, đầu tư gián tiếp, trực tiếp. Ở nội dung này đã có sự nhầm lẫn nghiêm trọng, trái pháp luật.

Thứ ba là việc các công ty này phát hành trái phiếu, thế chấp CP của ngân hàng khác bán cho Ngân hàng ACB, lấy tiền ảo làm ảnh hưởng đến chính sách của NHNN. Đây lại là sai lầm nghiêm trọng nữa vì khi phát hành đã thực hiện đúng quy định của CP, quy định về thế chấp và bán trái phiếu. Việc này không tạo ra vốn ảo mà tạo ra đồng tiền thật, góp vốn thật vào ngân hàng khác. Việc này thực hiện đúng chủ trương của CP là các ngân hàng tăng vốn trước ngày 30/10/2010.

Tôi bất ngờ về việc này, việc tôi bị bắt, có khả năng bị bắt không phải việc mới…

Tôi xin phép đọc đơn kêu oan, vì nội dung này xuyên suốt toàn bộ quá trình bào chữa của tôi. Đây là phiên tòa công khai, tôi mong muốn mọi người được biết tôi kêu oan gì, muốn chứng minh gì. Và đến được các vị lãnh đạo.

Tôi đã gửi đơn cho ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Bá Thanh, chánh án TAND tối cao…

Suốt quá trình tôi bị bắt việc gửi đơn đến các cấp là vô cùng khó khăn và tôi không tin đơn của tôi được chuyển đến đúng địa chỉ vì tôi khiếu nại chính cơ quan điều tra và các điều tra viên. Việc thông tin đến các vị lãnh đạo của một một công dân đã bị bưng bít trong quá trình điều tra.

Tôi tiếp cận vấn đề như một người thực hiện kinh doanh hàng chục năm qua. Tôi đề nghị HĐXX xem các công ty thành lập có hợp pháp hay không? Nếu không hợp pháp thì căn cứ nào của pháp luật. Vì tôi tin là thành lập các công ty này hợp pháp.

Nếu như có ai còn băn khoăn 6 công ty chỉ do Sở KHĐT Hà Nội, Sở KHĐT TP HCM cấp thì có sai không, đã chính xác chưa, có đúng pháp luật không. Gần 30 năm kinh doanh tôi đầu tư không chỉ 6 công ty mà đầu tư trên 100 DN hầu như toàn diện nền kinh tế và các công ty đều hoạt động động an toàn, hiệu quả đóng thuế, tạo việc làm. Những DN tôi tham gia góp vốn đó là DN hợp pháp và có ích cho đất nước.

(đường truyền bị mất tín hiệu)

Tôi xin dẫn chứng Công ty Thiên Nam thành lập được sự đồng ý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong giấy phép của Công ty Thiên Nam có 2 pháp nhân không có đăng ký kinh doanh ngành nghề đầu tư tài chính. Công ty Thiên Nam có 2 liên doanh với nước ngoài Cantex và KFC, được Chính phủ cho phép thành lập trên cơ sở đồng ý của 6 bộ ngành và từ đó Chính phủ ra thông báo để Bộ Kế hoạch đầu tư cấp phép thành lập.

Hai pháp nhân này thành lập năm 2010 trên cơ sở được sự chấp thuận của Bộ KHĐT sau khi Bộ có văn bản về mã ngành nghề. Ý kiến của TCTK, Bộ ĐKKD là phải đăng ký ở đâu đó, ở mã nào đó thì mã này tôi đã đọc kỹ, không có một dòng nào thể hiện việc đầu tư góp vốn phải đăng ký vào mã 64990 nào đó.

Hôm thứ 2 khi dẫn giải đến Tòa tôi được nghe đài có nội dung Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp, xóa bỏ việc ghi ngành nghề trên giấy ĐKKD. Nếu Quốc hội thông qua thì đây là nỗi giải oan lớn nhất của tôi.

Ngay khi phiên tòa bắt đầu, tôi đề nghị mời VCCI  vì đáng ra khi chúng tôi, hội viên của VCCI, của Hiệp hội ngân hàng bị khởi tố thì các cơ quan này phải có ý kiến ngay bởi việc này vì không chỉ liên quan cá nhân tôi mà còn liên quan đến an toàn của cả hệ thống DN.

Không chỉ Nguyễn Đức Kiên đầu tư đúng pháp luật mà các DN khác cũng đã đầu tư đúng pháp luật. Mà chỉ có một số ai đó có nhận định phiến diện sai lầm, suy diễn áp đặt tôi về tội kinh doanh trái phép. Tôi hy vọng ý kiến của tôi tại phiên tòa này được cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo quan tâm xem xét. Đó là sự bảo vệ của tôi trước pháp luật.

Tôi còn bị truy tố vì kinh doanh trái phép vàng qua Công ty Thiên Nam:

Theo luật định, việc khởi tố về tội danh nào thì tôi phải nhận được lệnh khởi tố về tội danh đó ở nơi đó. Nhưng trong lệnh khởi tố tôi nhận được không nói về vàng và Công ty Thiên Nam.

Tôi chỉ minh chứng rằng tôi không kinh doanh vàng trái phép. Thứ nhất, các quy định của pháp luật về việc công ty Thiên Nam đầu tư tài chính qua việc đầu tư giá vàng như thế nào?

(…mất tín hiệu)

Hợp đồng do ông Lê Quang Trung ký với Ngân hàng ACB đã quy định rất rõ trách nhiệm đó như thế nào. Hợp đồng quy định rất rõ giao dịch trạng thái vàng là gì, là sự mua bán trạng thái vàng, Công ty Thiên Nam không được tác động với việc ACB ký ra lệnh với ngân hàng nước ngoài. Đây chỉ giới hạn giao dịch trong nước.

Tại quy định về đặt lệnh qua điện thoại, Ngân hàng ACB và Thiên Nam bỏ trống tên và số điện thoại người ra lệnh và chỉ rõ là sẽ được quy định trong phụ lục hợp đồng. Phụ lục quy định về người được ủy quyền ghi rõ Bên A chỉ định người đại diện là ông Lê Quang Trung. Như vậy, chịu trách nhiệm và thực hiện lệnh giao dịch là ông Trung.

Trên tay tôi là một số lệnh ủy thác, và người ký là ông Trung. Như vậy, trách nhiệm của tôi là giúp thông báo lệnh của ông Trung tới ngân hàng và việc thông báo có giá trị thế nào thì cũng được quy định rõ.

Thứ hai là các văn bản pháp lý có liên quan để Công ty Thiên Nam thực hiện mà không trái pháp luật. Tôi đã nói đây là đầu tư tài chính chứ không phải là kinh doanh hàng hóa. Nhưng vì lý do nào đó được coi là kinh doanh hàng hóa thì đây cũng không trái pháp luật vì giấy phép của Công ty Thiên Nam có mua bán hàng hóa. Một số mặt hàng vàng là kinh doanh có điều kiện nhưng không phải mọi hoạt động kinh doanh vàng đều là kinh doanh có điều kiện. Nếu xác định là sản phẩm tài chính thì không có mà xác định là mua bán hàng hóa thì không sai.

Điều này thể hiện rõ, 742, 174 có thể nói không chính xác nhưng 04 nói rất rõ sau 8/3/2012 các sản phẩm tài chính phái sinh liên quan đến vàng phải báo cáo xin phép NHNN. Như vậy là NHNN thừa nhận trước đó không phải xin phép.

Với nội dung trên, đủ căn cứ xác định tôi không phạm tội Kinh doanh trái phép vì đã được minh định rõ ràng trong các quy định pháp luật.

Người ta đã áp đặt tôi tội trốn thuế!

Sau phát biểu về tội kinh doanh trái phép, ông Kiên nói về tội trốn thuế.

Tôi nhận quyết định khởi tố tội trốn thuế thì không còn ngỡ  ngàng, bất ngờ như tội đầu tiên. Tôi biết ngay từ đầu, người ta đã áp đặt tôi tội trốn thuế vì sao?

(mất tín hiệu)

Không biết cơ quan điều tra căn cứ vào đâu để nói tôi biết. Trước sau như một, trong tất cả các bản cung, tôi đều nói rằng, vào ngày 25-12-2008, tôi hoàn toàn không biết rằng sau đó 6 tháng, Quốc hội sẽ có một Nghị quyết về miễn thuế TNCN.

Tôi là một công dân, tôi không thể biết được chương trình làm việc của QH, không thể biết được nội dung mà QH sẽ thông qua, không thể biết rằng nội dung đó các đại biểu QH sẽ bấm nút đồng ý hay không đồng ý. Đây là một sự áp đặt, chụp mũ, vu khống đối với tôi. Tôi dùng từ rất nặng nề vì nó không chỉ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân tôi mà còn xúc phạm tới QH, tới các đại biểu QH.

Tôi khẳng định là tôi không biết và không thể biết.

Khi luận tội, VKS nói đây là hợp đồng trá hình. VKS căn cứ vào đâu để nói đây là hợp đồng trá hình. Hợp đồng này được ký kết giữa hai bên: tôi, vợ tôi, em tôi ký vào hợp đồng, không ai nói rằng ai đã ép buộc ai, không ai nói rằng đây là tôi ký trong điều kiện không đủ năng lực hành vi…

Hợp đồng này được ký, nếu có thua thiệt xảy ra thì là em gái tôi chứ không phải là Công ty B&B. Phần thua thiệt xảy ra là cá nhân tôi chịu trách nhiệm vì tôi có nói với em tôi, em đầu tư, nhưng nếu chẳng may có rủi ro xảy ra thì anh sẽ giúp em.

Không phải bây giờ, khi tòa điều tra, tiến hành hoạt động tố tụng thì việc này mới xảy ra. Mà việc này xảy ra từ năm 1999- 2010, khi em gái tôi đầu tư thua lỗ thì cá nhân tôi, em tôi đã phải bỏ tiền để bù đắp khoản thua lỗ này, trước khi mọi người đặt vấn đề là hợp đồng này trá hình hay không?

Không ai dại dột gì làm hợp đồng trá hình rồi phải bỏ tiền ra để bù đắp cho khoản thua lỗ không phải do mình gây ra. Em tôi, tôi không đến mức ngu dại như thế.

Trong trường hợp, vì một lý do nào đó, khi hợp đồng này bị tuyên vô hiệu thì nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng này có hay không?

Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, Tổng cục Thuế không nhận được phụ lục hợp đồng của em gái tôi ký với Công ty nên Tổng cục Thuế mới có ý kiến như thế. Nếu nhận được thì Tổng cục Thuế đã có thể có ý kiến khác.

Tổng cục Thuế cũng cho rằng, đây là văn bản trao đổi nội bộ, không có tính pháp quy. Tổng cục Thuế cũng đã đề nghị cơ quan điều tra lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng việc này cơ quan điều tra đã không tiến hành mà dùng ngay văn bản này áp đặt buộc tội tội.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Công ty B&B có phải nộp thế không? Không cần giám định, công ty B&B sẵn sàng kê khai xem mình có phải nộp thế không. Tôi nói rằng, Công ty B&B cũng không phải nộp thuế. Vì Thuế TNDN được xác định từ ngày 1-1 đến 31-12 hàng năm, tổng thu nhập chịu thuế phát sinh từ tất cả các hoạt động kinh doanh, trừ đi khoản thu nhập phát sinh không phải chịu thuế nhân với thuế suất.

Không cần giám định viên giám định, tôi nói ngay số thuế B&B sẽ nộp bằng 0. Công ty thuế phải thoái thu lại cho B&B nếu như việc này phát sinh vì vào ngày 31-12-2009, nếu như B&B phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hợp đồng thì theo quy định của luật thuế, B&B được trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ số trạng thái vàng mà công ty đã mở trong năm 2009. Trong trường hợp đó, B&B sẽ phát sinh lỗ khoảng 168 tỷ.

Nếu HĐXX tuyên án tôi về hành vi trốn thuế thì tôi kính mong HĐXX yêu cầu cơ quan thuế, giám định viên giám định lại hoạt động của B&B để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp vì kết luận của giám định viên đã nêu các yếu tố loại trừ. Khi các yếu tố loại trừ này phát sinh thì kết luận giám định đó không còn giá trị hiệu lực. Nếu HĐXX thấy cần phải buộc tội tôi về tội trốn thuế thì phải giám định lại toàn bộ hoạt động của công ty.

Hành vi trốn thuế được xác định thế nào? Tôi không nhớ quy định của BLHS thế nào, nhưng tôi nhớ hành vi trốn thuế phải được căn ký vào điều 108 của các luật thuế có liên quan. Ở đây có quy định rất rõ thế nào là hành vi trốn thuế. Vậy tôi đề nghị cơ quan điều tra, VKS xác định trong điều 108 đó, B&B sai ở đâu, vi phạm ở nội dung nào.

VKS nói công ty sai, tôi xin trích dẫn lại ba nội dung mà đại diện VKS đã trích dẫn sai. Thứ nhất, NQ 32 của QH có giá trị tức thời. Thứ hai, sau đó Chính phủ có NQ và Bộ Tài chính có một thông tư hướng dẫn. Thông tư này có một nội dung rất quan trọng là nếu như các đơn vị nào trong 6 tháng đầu năm đã phải nộp thuế trước thì sẽ được nhà nước thoái thu….

Ngày Công ty B&B chuyển tiền cho Hương không vi phạm bất kỳ một quy định nào của các văn bản có liên quan đến việc nộp và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trong hai hành vi kinh doanh trái phép và trốn thuế, VKS nêu rất nhiều điều luật nhưng không nêu nội dung các điều luật, không nêu chúng tôi vi phạm tại nội dung nào các điều luật. Đó là sai nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng.

Đề nghị HĐXX xem xét giúp tôi, tôi đã làm sai tại điểm nào ở các quy định của pháp luật. Và tôi hứa với HĐXX rằng nếu HĐXX chỉ ra được tôi sai ở khoản nào, ngay lập tức tôi nhận tội ngay mà không cần bất cứ tranh luận nào khác.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn đang tiếp tục tự bào chữa.

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". Nguồn: ĐỨC MINH (PLO) - Luật Á Đông đặt tiêu đề

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê