thứ hai, 16-06-2014 , 09:24:00 AM

Đó là nhận định của ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, về thông tin Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Phóng viên: Báo chí nước ngoài đưa tin Trung Quốc đang cấp tốc biến đảo Gạc Ma trên quần đảo Trương Sa của Việt Nam thành “căn cứ quân sự tấn công”, ông đánh giá việc này thế nào?

- Ông Lê Việt Trường: Nếu đây là sự thật thì cực kỳ nguy hiểm không chỉ cho Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và rộng hơn là cả cộng đồng quốc tế vì đảo Gạc Ma nằm trên tuyến hàng hải có mật độ tàu qua lại lớn thứ hai trên thế giới. Chúng tôi theo dõi chặt tình hình này và cũng đang chờ thông tin chính thức từ các bộ, ngành chức năng như Quốc phòng, Ngoại giao, Công an…

Ông Lê Việt Trường trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Người Lao Động    Ảnh: ĐÔNG BẮC

Ông Lê Việt Trường trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Người Lao Động Ảnh: ĐÔNG BẮC

Như vậy, Bộ Quốc phòng chưa có thông báo về việc này cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội?

- Theo thông tin mà tôi nắm được là chưa. Nhưng chắc chắn, nếu báo chí đưa thông tin có kiểm chứng thì Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội sẽ phải có ý kiến với Bộ Quốc phòng để làm rõ việc này.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xây dựng ở khu vực Trường Sa với quy mô lớn trong thời gian gần đây và vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Như vậy, mức độ leo thang và bất chấp cam kết quốc tế của Trung Quốc là bộc lộ ý đồ gì, thưa ông?

- Tham vọng đường lưỡi bò của Trung Quốc có từ lâu. Cách đây cả chục năm, Trung Quốc đã có chiến lược tuyên truyền về chủ quyền của họ trên biển rất bài bản. Tuy nhiên, chiến lược này hết sức bịa đặt, ngang ngược và diều hâu. Có tuần, báo chí Trung Quốc đăng tải 3-4 bài viết của học giả nước họ nhằm thông tin “Trung Quốc chưa nhận thức hết vai trò chủ quyền của họ trên biển, mải loay hoay trên đất liền và bây giờ phải thay đổi bằng việc công bố chiến lược biển”. Họ còn trích lời ông Đặng Tiểu Bình cho rằng “Những nơi tranh chấp thì gác lại việc xác định chủ quyền để cùng khai thác nhưng người Trung Quốc phải làm chủ các vị trí và ai muốn khai thác chung thì phải xem xét”.

Vậy là ý đồ bá quyền trên biển vô căn cứ, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm lấn nước khác của Trung Quốc đã có từ lâu. Bây giờ, họ lựa chọn thời điểm để ra tay. Theo họ, thời điểm phù hợp là khi thế giới có nhiều điểm nóng khác chi phối dư luận chung.

Theo tôi, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động leo thang khác trên biển Đông chứ chưa chịu dừng lại. Họ vẽ ra đường lưỡi bò không phải để chơi mà sẽ làm mọi cách để thực thi trên thực tế. Cụ thể là họ đặt ra thời hạn cấm đánh bắt cá rồi bắt giữ trái phép ngư dân và tịch thu vô cớ phương tiện đánh bắt của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và mới nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Vì vậy, việc xây dựng ở đảo Gạc Ma có thể là bước tiếp theo trong tham vọng của Trung Quốc, cũng giống như họ cướp bãi cạn Scarborough của Philippines và xây dựng căn cứ chỉ trong 1 đêm.

Bản chất của Trung Quốc không ai lạ gì nhưng trong xu thế xây dựng cộng đồng quốc tế hòa bình, hữu nghị, chúng ta kiên trì biện pháp đấu tranh hòa bình để bảo đảm “an toàn, ổn định” không chỉ cho riêng chúng ta mà cho cả thế giới.

Chúng ta vẫn kiên trì những biện pháp đang làm. Chủ trương chung của Đảng và nhà nước là phản đối các hoạt động trái phép của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng và không được thay đổi theo đúng như Trung Quốc đã cam kết trong DOC.

Trách nhiệm của chúng ta là phải làm rõ vấn đề này với dư luận thế giới, trong đó có các nước ASEAN. Trên cơ sở đó, chúng ta thể hiện quyết tâm hướng tới một cộng đồng ASEAN đoàn kết, bảo vệ hòa bình, an ninh trong khu vực.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của đảo Gạc Ma?

- Vị trí của Gạc Ma là rất quan trọng đối với quốc phòng và quân sự. Nếu có một căn cứ quân sự tại đây sẽ khống chế toàn bộ hoạt động quân sự trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trong khi, vị trí chiến lược của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì ai cũng biết. Cả hai án ngữ toàn bộ đường hàng hải đặc biệt quan trọng của thế giới và nếu nước nào khống chế được vị trí này cũng có nghĩa là khống chế toàn bộ tuyến hàng hải qua đây.

Vì vậy mà Trung Quốc chọn đảo Gạc Ma làm căn cứ quân sự tấn công?

- Tôi cho rằng Trung Quốc chọn đảo Gạc Ma vì vị trí này rất nhạy cảm, gắn liền với Trường Sa, trong khi quần đảo này hiện do Việt Nam thực thi quyền quản lý. Việc Trung Quốc đặt căn cứ ở đây là có vấn đề. Nếu việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Gạc Ma là có thật thì mục đích của họ là nhằm khống chế toàn bộ khu vực này và là bước đi hết sức nguy hiểm.

Nếu Trung Quốc xây dựng đường băng tại đảo Gạc Ma, liệu họ sẽ đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)?

- Trung Quốc đã làm ADIZ ở biển Hoa Đông thì không loại trừ họ sẽ thành lập ADIZ trên vùng biển của Việt Nam và đây là việc làm bất chấp cộng đồng quốc tế, vi phạm luật pháp quốc tế và nước láng giềng.

Nếu Trung Quốc thành lập ADIZ ở biển Đông thì Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào?

- Nếu Trung Quốc thành lập ADIZ trên biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam và các nước xung quanh. Trong khi khu vực này nằm trong không phận của Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, kiểm chứng thông tin để kịp thời có những đấu tranh nhằm DOC bảo đảm được thực thi.

Có thông tin Trung Quốc đang chuẩn bị một số giàn khoan khác để đưa tiếp ra thực địa?

- Trong trường hợp Trung Quốc đưa thêm nhiều giàn khoan, tôi cho rằng các nước lớn trên thế giới chắc chắn phải lên tiếng vì đó là quyền lợi và trách nhiệm bảo an của họ ở Liên Hiệp Quốc. Trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, vấn đề cốt lõi là gìn giữ và bảo vệ hòa bình thế giới.

Trung Quốc thêm tàu ra giàn khoan

Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết ngày 15-6, Trung Quốc đã tăng cường từ 13-21 tàu ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 so với ngày 14-6. Cụ thể, Trung Quốc đang duy trì từ 117-128 tàu các loại, gồm 36-40 tàu hải cảnh, 30-32 tàu kéo và tàu vận tải, 45-50 tàu cá và 6 tàu quân sự quanh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, từ 8 giờ 25 phút đến 9 giờ 7 phút ngày 15-6, Trung Quốc còn cho 1 máy bay bay 2 vòng ở độ cao 500-700 m

Theo Cục Kiểm ngư, các tàu kéo và hải cảnh của Trung Quốc đã chủ động bám sát và sẵn sàng đâm va các tàu kiểm ngư của Việt Nam ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 8-10 hải lý. Dù bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng các tàu kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ hiện trường và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu ra khỏi vùng biển chủ quyền của nước ta. Các tàu cá Việt Nam cũng tiếp tục bám ngư trường ở khu vực này. V.Duẩn

 

Ngư dân Việt bị Trung Quốc bắn uy hiếp tại Gạc Ma

Sau hơn một tháng bám biển tại quần đảo Trường Sa, ngày 15-6, ngư dân Dương Minh Thạnh (chủ tàu cá QNg 96079 TS ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết sáng 14-5, ông cho tàu chạy về vùng biển gần đảo Cô Lin để tìm luồng cá mới. Khi cách đảo Cô Lin khoảng 5 hải lý về phía Tây, ông phát hiện có nhiều tàu vận tải và tàu hút cát của Trung Quốc được lực lượng quân sự hỗ trợ hoạt động trái phép tại đây. “Với tàu hút công suất lớn, phía Trung Quốc hút cát quanh đảo Cô Lin rồi đưa lên tàu vận tải chuyển về bồi đắp đảo Gạc Ma. Thấy tàu cá Việt Nam tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung Quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay” - ngư dân Thạnh kể lại.

Theo ông Thạnh, quanh đảo Gạc Ma hiện có hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát công suất lớn của Trung Quốc hoạt động bất kể ngày đêm để lấy cát bồi đắp đảo này. Trong khi đó, trên đảo có nhiều máy móc như cần cẩu, máy ủi thi công liên tục. Ngoài biển luôn có tàu Trung Quốc ngăn cản tàu cá của Việt Nam đến gần đảo.

Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, cho biết nhiều ngày qua, thông qua hệ thống liên lạc ICOM, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa báo về là Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng một số công trình trên các đảo Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven..., thuộc chủ quyền của Việt Nam. V.Mịnh

 

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523". Luật Á Đông theo Thế Dũng (NLĐ.VN)

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê